Trong năm 2014, chúng ta đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu rau quả tham gia khá nhiều các hội chợ triển lãm như: Hội chợ Rau quả Asia Fruit Logistica 2014 tại Hồng Kông với 12 gian hàng rau quả tươi; Hội chợ quốc tê thực phẩm và đồ uống Nhật Bản 2014 (Foodex Japan 2014) với các sản phẩm phong phú đa dạng như: trái cây và nước ép trái cây (dứa, soài, chuối, thanh long),
rau quả đông lạnh; các loại giống rau và hoa quả….; Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống SIAL Paris với 16 gian hàng các sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp được giới thiệu tại hội chợ; Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam (VIETNAM EXPO) …Các doanh nghiệp tham gia hội chợ sẽ được Chính phủ hỗ trợ về chi phí thuê gian hàng, thiết kế, dàn dựng gian hàng tại hội chợ. Trong năm 2014, đã có 6.582 lượt doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, với 9.256 gian hàng, 280.485 lượt giao dịch, 2.211.456 lượt khách tham quan, mua sắm, ký kết được các hợp đồng, biên bản ghi nhớ có giá trị, doanh thu bán hàng đạt hơn 1,57 tỷ USD và hơn 500 tỷ đồng.
Hiện nay, chúng ta mới xây dựng được một Hội chợ triển lãm quốc tế có uy tín là VietNam expo, còn lại chủ yếu là đi tham dự các Hội chợ ở nước ngoài như vậy chi phí sẽ rất tốn kém mà số lượng sản phẩm rau quả của chúng ta được tham dự cũng sẽ bị hạn chế. Chính vì thế, trong thời gian tới, cần phải xây dựng nhiều hơn nữa những Hội chợ triển lãm quốc tế về rau quả tổ chức tại Việt Nam có uy tín trên quốc tế nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến với Việt Nam, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam giảm chi phí khi tham dự Hội chợ và có thể giới thiệu nhiều sản phẩm tới với khách hàng.
- Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
Theo Thông tư 171/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 04/11/2014 về hướng dẫn cơ chế hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ chương trình XTTM quốc gia thì mức chi hỗ trợ đối với hoạt động tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ XTTM là: Hỗ trợ 50% đối với đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã; hỗ trợ 100% đối với đối tượng là các tổ chức xúc tiến thương mại Chính phủ và phi Chính phủ; gồm các khoản chi sau: Chi phí giảng viên, thuê lớp học, thiết bị giảng dạy, tài liệu cho học viên, các khoản chi khác (nếu có), hoặc học phí trọn gói của khoá học.
Đã có rất nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng được mở ra như: tháng 7 năm 2014 Cục Xúc tiến Thương mại phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI Hà Lan) và Dự án Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu tổ chức khóa đào tạo “tăng cường năng lực maketting xuất khẩu trong ngành sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thực phẩm của Việt Nam hướng đến thị trường EU” cho các cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp xuất khẩu. Tháng 12 năm
2014, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương tổ chức chương trình tập huấn “Nâng cao kỹ năng xúc tiến đầu tư sang thị trường Nhật Bản” cho đại diện các Sở “Nâng cao kỹ năng xúc tiến đầu tư sang thị trường Nhật Bản” cho đại diện các Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công Thương, Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương mại, các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động Xúc tiến đầu tư. Ngoài ra, còn rất nhiều những lớp tập huấn khác của các tỉnh, thành trên cả nước.
Trong năm 2014, Cục XTTM đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều khóa đào tạo với các nội dung như: kỹ năng tham gia Hội chợ triển lãm, tập huấn nghiệp vụ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã, nghiên cứu khảo sát thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp, kỹ năng quản lý và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp… đã thu hút được sự tham gia của hơn 45.000 lượt học viên thuộc các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả.
Chính sách hỗ trợ đào tạo chuyên môn này giúp nâng cao trình độ đội ngũ làm XTTM, tăng hiệu quả đối với những hoạt động XTTM quốc gia cũng như doanh nghiệp. Qua các năm thực hiện đã giúp cho chất lượng của các hoạt động XTTM có những tiến bộ đáng kể, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
2.2.3. Chính sách mặt hàng xuất khẩu