Bảy là, các thành phần kinh tế tích cực tham gia sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 72)

Các chính sách về tín dụng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đã khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nông sản hàng hoá, trong đó có rau quả. Việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đã khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi

thành phần kinh tế tìm tòi nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu…

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh một số thành tựu nhất định, hệ thống chính sách của Việt Nam nói chung, nông nghiệp nói riêng còn nhiều bất cập, việc ban hành chính sách thiếu sự đồng bộ, không có tính chiến lược mà thường mang tính giải quyết tình thế, cụ thể như:

2.4.2.1. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu

Chính sách thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam chủ yếu tập trung vào khu vực châu Á, điều này có thể khai thác lợi thế đó là ưu thế về khoảng cách địa lý giúp giảm chi phí vận chuyển hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, chính sách này cũng có hạn chế là hàng rau quả của Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng rau quả các nước trong khu vực do sự tương đồng về cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu. Hơn nữa, việc quá tập trung vào khu vực thị trường này sẽ đặt ngành rau quả xuất khẩu của Việt Nam vào thế bị lệ thuộc vào thị trường này. Một khi thị trường này có biến động sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

2.4.2.2. Chính sách xúc tiến xuất khẩu.- Chính sách hỗ trợ nghiên cứu thị trường. - Chính sách hỗ trợ nghiên cứu thị trường.

Công tác thu thập và phân tích thông tin về thị trường vẫn chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chính xác, nhất là các dự báo dài hạn. Nhiều vấn đề về thông tin và phân tích thông tin còn chưa đến được với doanh nghiệp cụ thể như: thông tin về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh... Điều này khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạch định chiến lượng kinh doanh và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả.

- Chính sách phát triển thương hiệu quốc gia

Hoạt động xây dựng và phát triển các sản phẩm rau quả mang thương hiệu quốc gia còn chưa đạt hiệu quả. Số lượng các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm rau quả xuất khẩu còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được kỳ vọng đối với một lĩnh vực có tiềm năng lớn như rau quả. Việc các doanh nghiệp không chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm khiến cho giá trị của các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam không được cao, điều này sẽ làm hạn chế tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu rau quả.

- Chính sách tuyên truyền xuất khẩu

Các hoạt động tuyên truyền vẫn còn bị hạn chế về hình thức, chưa phát triển những hình thức quảng bá, tuyên truyền mới. Lực lượng làm công tác quảng cáo, tuyên truyền còn yếu kém dẫn đến hiệu quả của hoạt động này chưa cao.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 72)