Định hướng hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 84)

- Tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế

3.1.5. Định hướng hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam đến năm

rau quả của Việt Nam đến năm 2030

Để hoàn thiện các chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả cần triển khai theo các hướng chính như:

Một là, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sản xuất và xuất khẩu.

Hiện nay, việc sản xuất rau quả của Việt Nam vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung, các vùng sản xuất tuy đã được quy hoạch nhưng chưa rõ nét, chưa tạo được điểm đột phá nên năng suất sản lượng chưa cao. Thêm vào đó, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn rất hạn chế dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu cho hoạt động xuất khẩu. Mặt khác, người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu, chất lượng cao và an toàn cho sức khỏe. Do đó, để nâng cao giá trị cho các mặt hàng rau, quả của Việt Nam, cần có những chính sách đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tiêu chuẩn GAP đối với rau quả được coi là giải pháp lâu dài và cần thiết, mặc dù GAP không phải là rào cản hoặc điều kiện để xuất khẩu.

Với mục đích phát triển sản xuất rau quả dạng hàng hóa quy mô lớn, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao, cần đẩy mạnh sản xuất - tiêu thụ thông

qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và người sản xuất, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Do đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp chủ động, tích cực triển khai ký kết các hợp đồng với người sản xuất, tạo nên sự tin cậy giữa hai bên, gắn kết chặt chẽ trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng; gắn sản xuất với bảo quản, sơ chế, chế biến hàng hóa, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ngoài ra, dựa vào điều kiện sinh thái của từng vùng, các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương quy hoạch lại vùng sản xuất, xác định để phát triển những loại rau quả có tiềm năng, đem lại giá trị kinh tế cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người sản xuất ngay từ đầu vụ với nhiều hình thức như: ứng trước vốn, vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật …), hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản, sơ chế và mua lại rau, quả hàng hóa.

Hai là, hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu.

Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu rau quả nhằm phát huy lợi thế nông nghiệp, Nhà nước đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà kinh tế sản xuất, xuất khẩu rau quả thông qua nhiều biện pháp như: chính sách thuế ưu đãi; hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng những chính sách ưu đãi đối với người trồng, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn thị trường, số lượng ổn định, giá cả cạnh tranh hơn, đồng thời các Bộ, ngành liên quan cần gắn kết hơn, đẩy mạnh xúc

tiến thương mại nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ mặt hàng rau quả một cách ổn định.

Ba là, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu rau, quả, đẩy mạnh xúc tiến thương mại cấp cao, thu hút đầu tư từ các nguồn lực cả trong và ngoài nước. Đổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giám bớt các chương trình khảo sát thị trường nhỏ lẻ.

Bên cạnh việc tăng cường trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác, các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia tại khu vực thị trường này cũng cần có sự điều chỉnh như cải tiến phương thức xúc tiến, hạn chế các đoàn khảo sát, nghiên cứu chung chung, không hiệu quả. Cần phải điều chỉnh lại chương trình xúc tiến thương mại rau quả theo hướng tăng cường sự tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc triển khai các hoạt động, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và ngành hàng nhỏ có tiềm năng phát triển cao.

Bốn là, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả, bên cạnh việc tập trung khai thác cả chiều rộng và chiều sâu đối với các thị trường xuất khẩu truyền thống.

Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu rau quả đã đề ra, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu vào các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, cần phải có chính sách mở rộng thị trường xuất khẩu tới các thị trường mới như Hoa Kỳ, các nước EU, Liên Bang Nga ... để đa dạng hóa, tránh lệ thuộc trong xuất khẩu.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w