Vải chín sớm Yên Phú 2011 Chính thức

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 66)

- Nâng cao chất lượng sản phẩm

3 Vải chín sớm Yên Phú 2011 Chính thức

4 Nhãn chín muộn PH-M99-2.1 2011 Chính thức

5 Nhãn chín muộn HTM-1 2011 Chính thức

6 Nhãn chín muộn HTM-2 2011 Sản xuất thử

7 Dứa MD2 2011 Sản xuất thử

8 Dưa hấu lai ruột vàng MV1 2011 Sản xuất thử

9 Mướp đắng lai MĐ1 2011 Sản xuất thử

10 Cà chua lai FM 29 2011 Chính thức

11 Đậu tương rau AGS 398 2011 Sản xuất thử

Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả

Nhằm khuyến khích các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tham gia áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2012/QĐ-TTgngày 09/01/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, theo đó thì các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sẽ nhận được rất nhiều hỗ trợ từ chính phủ về nguồn vốn, đào tạo kỹ thuật … Chính sách hỗ trợ này sẽ làm tăng thêm những diện tích sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn VietGap của cả nước trong thời gian tới.

Trong bối cảnh thị trường rau quả thế giới đang có yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng cũng như những hàng rào kỹ thuật do các nước nhập khẩu dựng lên, việc hình thành các quy trình sản xuất đảm bảo đáp ứng được những tiêu chuẩn đó sẽ giúp cho rau quả của Việt Nam mở rộng thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

- Chính sách nâng cao kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch

Ở nước ta, tính trung bình tổn thất sau thu hoạch đối với rau quả là 25% -30%. Vì vậy các công nghệ bảo quản các loại rau là vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta giảm được hiện tượng “mất mùa trong nhà”, giảm tổn thất về số lượng và chất lượng, đồng thời đóng góp tích cực trong việc duy trì chất lượng nông sản.

Ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg: Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp thay thế cho Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định 65/2011/QĐ- TTg ngày 02/12/2011.Theo đó, người nông dân, các tổ chức, HTX trực tiếp sản xuất có thể vay vốn để đầu tư hệ thống nhà kính, nhà lưới phục vụ sản xuất; máy, thiết bị bảo quản, chế biến rau, hoa, quả.Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đó.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân thực hiện những dự án ứng dụng KHCN về giảm tổn thất sau thu hoạch được hỗ trợ 50% chi phí chuyển giao công nghệ từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. Ngân sách Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ 100% kinh phí cho tổ chức, cá nhân mua bằng sáng chế các loại máy móc, thiết bị có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch được Bộ NNPTNT hoặc Bộ KHCN phê duyệt.

Mặc dù Quyết định số 68 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong tổ chức thực hiện, nhưng qua tìm hiểu được biết, công tác tuyên truyền chính sách ưu đãi này chưa được thực hiện tốt. Thực tế cho thấy, nhiều hộ nông dân có nhu cầu vay vốn mua máy móc, thiết bị cho sản xuất đều vay theo các chương trình tín dụng thông thường của các ngân hàng thương mại. Họ chưa nắm bắt được thông tin về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp khi vay vốn ngân hàng.

Đến cuối năm 2014, tổng dư nợ cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản đạt 1.340 tỷ đồng, trong đó: dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tại 04 Ngân hàng thương mại nhà nước đạt 874 tỷ đồng, tăng 1,6% so với năm 2013; dư nợ cho vay áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 571 tỷ đồng, giảm 1,04%. Do vậy, sau hơn 1 năm triển khai Quyết định 68 trên toàn quốc số lượng hộ nông dân, HTX được tiếp cận nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ không nhiều. Chính vì vậy, mặc dù tình trạng tổn thất rau quả có giảm nhưng không đáng kể dẫn đến giá trị hàng nông sản xuất khẩu vẫn còn bị hao hụt.

2.2.5. Một số chính sách khác

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chỉ rõ 7 nhiệm vụ và giải pháp cần tiến hành suốt quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Trong đó, có nhiệm vụ “Phát triển nhanh nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng KHCN, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn” và “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân”.

Ngày 17/12/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 1895/QĐ- TTg Về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Trong đó việc nghiên cứu các giống cây trồng mới, công nghệ phòng trừ dịch hại cây trồng, công nghệ trồng trọt hay tạo ra các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được coi là nhiệm vụ chủ yếu.

Trong những năm qua, các nhà KHCN của Việt Nam đã nghiên cứu, tạo ra nhiều giống cây trồng mới đáp ứng yêu cầu sản xuất. Nhiều quy trình kỹ thuật sản xuất, phòng trừ dịch hại cũng đã được nghiên cứu, hoàn thiện. Cụ thể, đãcó hơn 30 giống quả và 11 giống rau mớivới phẩm chất tiêu chuẩn chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu như thanh long ruột đỏ, thanh long ruột tím hồng, cam sành không hạt … được đưa vào sản xuất và đưa ra thị trường. Các công nghệ chế biến, bảo quản các sản phẩm rau quả sau thu hoạch cũng đã được chuyển giao và đưa vào sản xuất như: công nghệ bảo quản rau quả tươi tại chỗ theo hướng bọc màng bán thấm (coating); ứng dụng công nghệ chiếu xạ, tiệt trùng bằng nước nóng đối với một số loại rau quả tươi xuất khẩu…

Trong giai đoạn 2009 - 2014, Nhà nước cũng đã quan tâm đầu tư hơn 2.350 tỷ đồng cho Bộ NNPTNT để nghiên cứu KHCN, còn đối với Bộ KHCN con số là 2.143 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng năm các địa phương cũng chi ra 500 - 600 tỷ đồng để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu KHCN trong nông nghiệp. Đây là những con số không nhỏ trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn chế.

Tuy nhiên, việc triển khai chính sách KHCN vẫn còn gặp không ít khó khăn do ngân sách dành cho hoạt động nghiên cứu phát triển KHCN còn hạn chế, hiệu quả các công trình nghiên cứu chưa cao, còn chưa sát với thực tế dẫn đến lãng phí.

Mặt khác, cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu và chuyển giao KHCN cũng là một hạn chế khá lớn đối với lĩnh vực KHCN trong nông nghiệp.

- Chính sách vốn, tín dụng

Để đạt mục tiêu xuất khẩu, giải quyết vấn đề vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những yêu cầu cấp thiết. Trong những năm qua, nhà nước đã có khá nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng cho người sản xuất và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả như việc các ngân hàng cho người sản xuất và doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi, điều kiện thủ tục thuận lợi.

Bám sát Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, điều kiện thị trường tiền tệ, từ năm 2011-2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh giảm mạnh và liên tục mặt bằng lãi suất thông qua việc giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN, quy định trần và điều chỉnh giảm mạnh lãi suất huy động làm cơ sở để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay; quy định trần và giảm dần mức lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao). Mặt bằng lãi suất cho vay đến cuối năm 2013 đã giảm mạnh và ở mức thấp, chỉ bằng 50% lãi suất năm 2011, tương đương với mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Bước sang năm 2014, trên cơ sở xu hướng giảm vững chắc của lạm phát, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm đồng bộ các loại lãi suất từ ngày 18/3/2014. Theo đó,lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1%/năm, phổ biến ở mức 7-8%/năm (so với mức 8-9%/năm trước đây), thấp hơn lãi suất cho vay các lĩnh vực khác khoảng 2-3%/năm

Ngày 12/4/2010, Chính phủ ban hànhNghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp đánh dấu sự thay đổi quan trọng về chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn. Nghị định này cho phép nhiều tổ chức tín dụng được quyền cho vay vốn phát triển nông nghiệp nông thôn, không còn bó hẹp bởi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam như trước đây.

Sau khi Nghị định 41 được triển khai, tốc độ tăng bình quân của dư nợ tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn trong 3 năm (2010 - 2012) là 24,5%. Đến cuối năm 2013, tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 17%. Lãi

suất cho vay đã giảm mạnh, từ trên 20%/năm vào năm 2011 xuống còn 15%/năm vào năm 2012 và hiện lãi suất cho vay đối với khu vực này phổ biến ở mức 6,5- 8%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay thông thường.

Với những ưu tiên về tín dụng như vậy đã giúp cho người nông dân và doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu rau quả có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn. Tiến hành đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, việc tiếp cận với nguồn vốn còn có nhiều khó khăn, bất cập do nhiều yếu tố như: thủ tục hành chính, điều kiện cho vay … Để chính sách này có được hiệu quả cao cần phải khắc phục những bất cập, khó khăn đó.

2.3. Đánh giá chung chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam Nam

2.4.1. Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w