Một số chính sách khác

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 31)

- Chính sách đầu tư về khoa học công nghệ

Đây là chính sách thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc tạo ra, lựa chọn và phổ biến kỹ thuật nông nghiệp mới cho xuất khẩu tới hộ nông dân.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu mặt hàng rau quả nói riêng, chính phủ cần có những chính sách đầu tư hợp lý. Cần chú trọng quan tâm đầu tư vào khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển các sản phẩm rau quả.

Nhà nước sẽ đầu tư nghiên cứu hoặc nhận chuyển giao những công nghệ tiên tiến có thể áp dụng đối với ngành nông nghiệp nói chung và rau quả nói riêng, rồi sau đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phổ biến đến với người nông

dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu rau quả.

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong thế kỷ 21, đây là điều kiện quyết định để tăng năng suất cây trồng, chất lượng rau quả, tăng năng suất lao động, từ đó hạ giá thành sản phẩm rau quả khiến cho rau quả xuất khẩu có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh, giúp xuất khẩu rau quả tăng trưởng nhanh chóng.

- Chính sách vốn, tín dụng

Chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng là việc nhà nước phân bổ một phần ngân sách đầu tư cho việc hỗ trợ xuất khẩu nông sản hay là việc cho các đối tượng sử dụng vốn với điều kiện ưu đãi hơn, chi phí vay vốn thấp hơn so với điều kiện bình thường để đạt những mục tiêu đã đề ra. Chính sách này sẽ giúp tháo gỡ khó khăn về tài chính, các đối tượng có thể sản xuất, kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Người nông dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu rau quả sẽ nhận được những ưu đãi khi vay vốn sản xuất, kinh doanh như vay với lãi suất thấp, thời hạn lâu dài … hoặc cũng có thể nhận được hỗ trợ thông qua các hiện vật như giống, thuốc trừ sâu, phân bón …

Với những hỗ trợ như vậy sẽ giúp cho người nông dân và các doanh nghiệp bớt khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nó cũng sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển. Khi có vốn, người nông dân có thể đầu tư sản xuất, mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất góp phần nâng cao năng suất. Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào dây chuyền công nghệ bảo quản, chế biến giúp tăng chất lượng sản phẩm rau quả. Từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả phát triển.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 31)