Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 37)

CỦA VIỆT NAM

2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam phẩm rau quả của Việt Nam

2.1.1. Nhu cầu về các sản phẩm rau quả trên thế giới

Nhu cầu đối với sản phẩm rau quả trên thế giới tăng nhanh đặc biệt là đối với những sản phẩm rau quả tươi, có chất lượng cao đã yêu cầu Chính phủ phải đưa ra những chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy xuất khẩu những sản phẩm rau quả phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng cũng như thị hiếu của người tiêu dùng.

Để có thể hiểu rõ về nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm rau quả trên thị trường thế giới có ảnh hưởng như thế nào đến chính sách xuất khẩu rau quả của nước ta. Ta có thể tìm hiểu nhu cầu về rau quả của một vài thị trường lớn như:

2.1.1.1.Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới (9,4 triệu km2), dân số đông, thành phần dân số phức tạp do có nhiều người nhập cư từ khắp các châu lục trên thế giới. Thị trường rau quả Hoa Kỳ là một thị trường với mức tiêu dùng cao, nhu cầu rau và trái cây các loại luôn có xu hướng tăng.

Bảng 1.1.Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào Mỹ trong những năm qua

Đơn vị tính: 1.000 USD

Năm 2011 2012 2013 2014

Kim ngạch 25.960 36.017 46.943 54.561

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ta có thể thấy được, kim ngạch xuất khẩu hàng năm của mặt hàng rau quả vào thị trường mỹ tăng nhanh theo từng năm. Nếu vào năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ chỉ đạt xấp xỉ 26 triệu USD thì vào năm 2014 đã tăng lên 54,5 triệu USD (hơn 200%).

Hiện nay Hoa Kỳ là một trong những nước nhập siêu rau quả lớn nhất thế giới. Trái cây nhập khẩu chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu tiêu thụ trái cây của Mỹ trong khi tỷ lệ này ở nhóm rau củ là 13 – 15%.

Bảng 1.2: Tiêu dùng rau bình quân đầu người tại Hoa Kỳ, 2010 – 2014

Đơn vị tính: kg Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Cải xanh 3,9 3,7 3,8 4,0 4,1 Cải bắp 4,8 4,5 4,7 4,7 4,9 Cà rốt 6,8 6,5 6,9 6,8 7,0 Cần tây 3,1 3,3 3,0 3,2 3,3 Dưa chuột 5,3 5,6 5,5 5,6 5,3 Rau diếp 14,3 14,5 14,8 15,0 14,9 Hành 42,5 42,2 42,3 42,4 42,6 Cà chua 9,3 9,3 9,5 9,2 9,4 Khoai tây 64,6 65,0 64,9 65,3 65,2 Nấm 2,2 2,4 2,2 2,3 2,5 Rau khác 53,1 53,3 52,9 53,3 53,5 Tổng 209,9 210,3 210,5 211,8 212,5 Nguồn:Tổng hợp từ USDA

Mức tiêu thụ rau bình quân đầu người năm 2014 là 212,5kg/người/năm, tăng 1,3% so với năm 2010. Trong tổng lượng rau mà người Mỹ tiêu thụ chỉ có 42% là mặt hàng rau tươi. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng rau tươi tại mỹ đang tăng nhanh do người dân Mỹ đang phải đối phó với căn bệnh béo phì, đột quỵ gia tăng bởi thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến.

Mức tiêu thụ bình quân đầu người đối với mặt hàng quả tại thị trường Mỹ năm 2014 là 141 kg/người/năm, tăng 3,2% so với năm 2010. Trong đó, lượng tiêu dùng quả có múi tươi như: cam, quýt, bưởi tăng nhanh và được tiêu thụ với khối lượng lớn. Các loại quả đóng hộp như: táo, đào, mận … cũng có xu hướng tăng nhưng không đáng kể (1%).Cũng như với rau, nhu cầu tiêu thụ quả tươi tại Mỹ đang dần thay thế cho các sản phẩm chế biến, đóng hộp.

Bảng 1.3. Tiêu thụ bình quân đầu người một số loại quả ở Mỹ Đơn vị tính: kg Loại quả 2010 2011 2012 2013 2014 Táo 51 50,8 51,2 51,8 52,1 Nho 55,2 56 55,8 56,2 56,5 Chuối 33,5 34,2 34,0 34,5 34,7 Cam 95,2 95,6 95,9 96,0 96,6 Bưởi 18,1 19,5 19,6 20,0 20,3 Đào 14,3 14,5 14,1 14,6 14,7 Lê 10 10,3 10,5 10,6 10,8 Dứa 17,4 17,6 17,3 17,8 17,7 Xoài 4,6 4,2 4,5 4,8 4,9 Nguồn: Tổng hợp từ USDA

Chính sự thay đổi về nhu cầu của thị trường như vậy,trong những năm gần đây, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng rau quả tươi sang thị trường này như: nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đối với mặt hàng rau, quả tươi nhằm đáp ứng với những tiêu chuẩn khắt khe tại thị trường Mỹ, đầu tư công nghệ chế biến và bảo quản hiện đại ….

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 37)