năm 2011.
Bảng 1.4. Lượng tiêu thụ rau tươi tại EU
Đơn vị tính: Triệu tấn
Năm 2011 2012 2013 2014
Khối lượng 27,2 28,7 30,2 32
Tỷ trọng (%) 5 5.5 5,3 6
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Lượng tiêu thụ mặt hàng rau tươi trên thị trường EU đạt 32 triệu tấn năm 2014, tăng 17,6% so với năm 2011. Đối với mặt hàng hoa quả nhiệt đới, năm 2014 thị trường EU tiêu thụ khoảng 8,9 triệu tấn. Trong đó, xu hướng tiêu dùng các loại rau quả nhiệt đới đang tăng lên, mà điều kiện khí hậu của châu Âu lại không phù hợp để sản xuất những loại rau quả này, đây là cơ hội lớn cho rau quả của Việt Nam.
Cũng giống như thị trường Mỹ, tại thị trường EU, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm rau quả tươi đang dần thay thế cho các sản phẩm chế biến đóng hộp bởi những ưu điểm về giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong những năm gần đây, Việt Nam đã xây dựng những chính sách thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang EU với những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, VSATTP.
2.1.1.3. Liên bang Nga
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ trái cây nói chung cũng tăng lên đáng kể tại Nga, tiêu thụ trái cây bình quân đầu người năm 2004 ở Nga vào khoảng 39 kg đã tăng lên 76kg vào năm 2014 nhưng so với mức trung bình của các nước phát triển thì tỉ lệ này vẫn thấp.
Do điều kiện khí hậu, nên Nga phải nhập khẩu tới 2/3 lượng hoa quả và rau, vì vậy Nga là một trong những nước nhập khẩu trái cây và rau lớn nhất thế giới. Các loại rau quả Nga nhập khẩu nhiều gồm có: táo, mơ, anh đào, quýt, cam, lê, đào, nho, hành tây, bắp cải, cà chua, dưa chuột, cà rốt và nấm…
Với nhu cầu lớn như vậy, trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng có những biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường này, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa đạt được như mong muốn.
Bảng 1.5: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam vào Nga
Năm 2011 2012 2013 2014
Kim ngạch (1.000 USD) 27.094 26.763 28.839 34.379
Tỷ trọng (%) 4,7 -1,3 7,7 19,2
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Qua phân tích bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Nga năm 2012 là 26,8 triệu USD có giảm so với năm 2011 (27,1 triệu USD), tuy nhiên các năm sau đó kim ngạch xuất khẩu đều tăng. Đến năm 2014 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đã là 34,4 triệu USD, tăng hơn 7 triệu USD so với năm 2011.Các mặt hàng rau quả xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga chủ yếu vẫn là các mặt hàng rau quả khô, đông lạnh hoặc đã chế biến khác gồm dừa, chuối, cam quýt, xoài, ổi dưa, dưa chuột muối, hành tây, dứa đóng hộp, đào vải đóng hộp, cà chua…
Mặt khác, do cuộc khủng hoảng Ukraine dẫn đến việc Nga bị phương Tây cấm vận. Ngày 7/8/2014, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã ký quy định cấm nhập khẩu thịt, cá, rau quả và sữa từ châu Âu, Mỹ, Canada, Australia và Na Uy trong thời hạn 1 năm. Vì vậy Nga sẽ phải tìm kiếm những thị trường nhập khẩu rau quả mới. Đây là cơ hội để rau quả Việt Nam có thể mở rộng thị trường tại quốc gia này. Cần có những chính sách tận dụng cơ hội này, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả vào Nga, nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
2.1.1.4. Nhật Bản
Nhật Bản là một thị trường tiềm năng, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm rau quả của thị trường này luôn ở mức cao.
Ðối với rau tươi: mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ 17 triệu tấn rau các loại, trung bình mỗi người dân tiêu thụ khoảng 100 kg rau/ năm. Xu hướng tiêu thụ gần đây chủ yếu hướng vào các loại rau tươi giàu Vitamin có lợi cho sức khoẻ. Xu thế ăn kiêng đã dẫn đến việc nhập khẩu các loại rau trước đây không phổ biến ở thị trường
Nhật Bản như: rau diếp, tỏi tây, hành tăm, salát, củ cải và một số loại cây có rễ củ dài dùng làm rau.
Ở Nhật, thị phần rau tươi nhập khẩu đến nay chiếm khoảng 18% thị trường rau trong nước. Rau tươi cũng chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng lượng rau nhập khẩu của Nhật Bản. Trong giai đoạn 2009 – 2013, nhập khẩu rau tươi của Nhật tăng gần 60%, từ 554.098 tấn lên 888.124 tấn. Các loại rau tươi nhập khẩu chính là hành, bí ngô, bắp cải và hoa lơ.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 31,88 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,26% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam thì đến năm 2014, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nhật đạt 69,1 triệu USD, tăng 116,7% so với năm 2009, đây là một mức tăng khá cao đối với kim ngạch xuất khẩu rau quả của ta.
Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu rau và hoa quả lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Những năm gần đây, lượng tiêu thụ đối với 5 loại quả: chuối, dứa, đu đủ, xoài và bơ trên thị trường Nhật Bản tăng do nhận thức của người dân về vấn đề sức khỏe tăng lên. Đây là những đặc sản thế mạnh của Việt Nam. Đáng chú ý, kể từ khi Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thanh long vào ngày 20/10/2009, lượng thanh long tươi của Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật đã tăng nhanh. Không chỉ có thanh long, xoài của Việt Nam vào Nhật mà nhiều loại trái cây khác như chôm chôm, vú sữa, nhãn… cũng có thể vào thị trường này.
Biểu 1.1: Giá rau quả xuất khẩu sang Nhật Bản các tháng năm 2013 và 2014
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Là thị trường có nhu cầu cao đối với các sản phẩm rau quả, nhất là những sản phẩm có lợi thế của Việt Nam, nên trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Việt Nam vào thị trường này, đáp ứng nhu cầu tại thị trường, nâng cao kim ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng rau quả.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam
Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi, 70% dân số làm nghề nông và diện tích canh tác rau quả khoảng 1.500.000 ha, Việt Nam có thể phát triển nhiều loại cây rau quả thuộc các dạng, từ quả ôn đới như: mận, đào, đến quả cận nhiệt đới như: vải thiều, hay quả nhiệt đới như: măng cụt, sầu riêng, và các loại rau vụ đông như: dưa chuột, cà chua, khoai tây. Tính đến năm 2014, tổng diện tích trồng rau, đậu trên cả nước đạt xấp xỉ 873 ngàn ha(chưa kể diện tích trồng một số loại củ như
sắn, khoai lang, lạc).
Đối với rau, ĐBSH là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng rau toàn quốc. Điều này là do đất đai ở vùng ĐBSH tốt hơn, khí hậu mát hơn và gần thị trường Hà Nội. ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước, chiếm 23% sản lượng rau của cả nước. Đà Lạt cũng là vùng chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí
Minh.Vào năm 2013, Đà Lạt có 51.728 ha gieo trồng rau các loại với tổng sản lượng trên 1,6 triệu tấn và 441 ha trồng cây ăn quả.
Tính đến năm 2014, diện tích cây ăn quả cả nước đạt gần 832,8 ngàn ha. Trong đó, ĐBSCL là vùng cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích khoảng 288,3 ngàn ha, chiếm khoảng 35% diện tích cây ăn quả của cả nước.
Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành những chính sách nhằm phát triển vùng chuyên canh sản xuất rau quả xuất khẩu. Căn cứ vào những lợi thế về điều kiện tự nhiên của từng khu vực để đưa ra những định hướng trồng loại cây gì, tại khu vực nào để có thể cho năng suất và chất lượng đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu. Cụ thể, Chính phủ đã đưa ra quy hoạch các vùng chuyên canh theo hướng: