Chính sách vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng rau quả xuất khẩu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 63)

- Nâng cao chất lượng sản phẩm

2.2.4. Chính sách vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng rau quả xuất khẩu

Bắt nguồn từ yêu cầu thực tiễn các thị trường nhập khẩu sản phẩm rau quả của chúng ta đưa ra rất nhiều những quy định chi tiết về các thông số kỹ thuật, quy định nghiệm thu, phương pháp thử nghiệm, quy trình chế biến rau quả, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật … yêu cầu chúng ta phải có một chính sách kiểm soát kỹ lưỡng trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm rau quả để đảm bảo đáp ứng được những quy định, tiêu chuẩn cho sản phẩm xuất khẩu, cụ thể như sau:

- Chính sách quy hoạch vùng chuyên canh.

Để hiện thực hóa chính sách quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất rau quả, hướng tới những vùng sản xuất rau quả tập trung, đủ sức đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về liên kết sản xuất, xây dựng cánh đồng lớn; Nghị định 210/2013/NĐ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn… qua đó tạo những ưu đãi, khuyến khích hình thành các vùng sản xuất rau, quả chuyên canh rộng lớn.

Hiện nay, ta đã hình thành được một số các vùng chuyên canh lớn như: Vải thiều tại Bắc Giang và Hải Dương với diện tích khoảng 53 ngàn ha và sản lượng lên đến 182 ngàn tấn; Cam sành: được trồng tập trung ở ĐBSCL, với diện tích khoảng 33,7 ngàn ha, cho sản lượng trên 300 ngàn tấn; Chôm chôm: được trồng nhiều ở miền Đông nam bộ, với diện tích khoảng 14,2 ngàn ha, sản lượng hơn150 ngàn tấn; Thanh long: được trồng tập trung chủ yếu ở Bình Thuận (diện tích khoảng trên 5 ngàn ha, sản lượng 190 ngàn tấn, chiếm 70% diện tích và 78,6% về sản lượng thanh long cả nước). Một số vùng chuyên canh rau cũng được hình thành như: Đà Lạt với diện tích khoảng 45 ngàn ha, Hà Nội với hơn 9 ngàn ha …

Các vùng chuyên canh tuy đã được hình thành và phát triển song số lượng các vùng chuyên canh vẫn còn khá hạn chế, chưa rõ ràng, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Các vùng chuyên canh chưa được quy hoạch bài bản, rõ ràng, thói quen sản xuất nhỏ lẻ của người dân. Mặt khác, do cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn thiếu nên đã gây những khó khăn không nhỏ cho việc xây dựng các vùng chuyên canh rộng lớn để phục vụ cho sản xuất.

Bảng 2.3. Diện tích gieo trồng rau, quả các năm 2011 – 2014 Đơn vị tính: Diện tích: Nghìn ha Tên cây trồng 2011 2012 2013 2014 Diện tích Tăng, giảm (%) Diện tích Tăng, giảm (%) Diện tích Tăng, giảm (%) Diện tích Tăng, giảm (%) Rau 804,8 +2,3 829,9 +3,1 847,2 +2 873 +3 Thanh long 20,5 +10,2 23,2 +13,1 25,8 +11,2 28,7 +11,3 Dừa 144 +2,6 149,3 +3,1 153,8 +3,0 154,6 +0,5 Cam, quýt 70,3 -6,6 66,7 -5,1 66,0 1,1 66,4 +0,6 Dứa 40,6 +2,3 41,1 +1,5 42,6 +3,6 43,9 +3,0 Chuối 120,9 +0,9 123,6 +1,2 125,3 +1,4 126,5 +0,9 Xoài 86,3 - 1,4 86,1 -0,3 86,3 +0,3 86,5 +0,2 Nhãn 87,6 -0,9 83,5 -3,1 84,0 +0,6 84,6 +0,7 Vải, chôm chôm 99,7 -2,0 98,0 -2,9 98,2 +0,2 99,4 +1,2 Bưởi 45,5 -1,5 45,6 +0,7 46,0 +0,9 46,5 +1.1 Nguồn: Bộ NNPTNT

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được, trong những năm gần đây diện tích trồng rau đã tăng từ 804,8 nghìn ha năm 2011 lên 873 nghìn ha năm 2014 (tăng 8,47%), ngoài ra diện tích trồng các loại cây ăn quả cũng tăng như: dừa tăng 7,36%, dứa tăng 8,1%, chuối tăng 4,6%, bưởi tăng 2,2%, xoài tăng 0,2% Tuy nhiên, diện tích một số cây trồng lại giảm: cam, quýt giảm 5,5%, nhãn giảm 3,4%, vải, chôm chôm giảm 0,3%. Đặc biệt, diện tích trồng cây thanh long trong những năm gần đây tăng lên một cách đáng kể, năm 2014 đã tăng 40% so với năm 2011.

Việc hình thành các vùng chuyên canh rộng lớn như vậy đã góp phần giúp cho việc áp dụng các quy trình sản xuất tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap được dễ dàng hơn, cùng với đó là việc đưa khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, ứng dụng những giống rau quả mới giúp nâng cao năng suất, chất lượng rau quả đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Bộ KHCN, Bộ NNPTNT và các viện nghiên cứu rau quả đã tích cực nghiên cứu tìm ra các giống cây trồng và những quy trình sản xuất mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm theo định hướng phát triển ngành Nông nghiệp của Nhà nước nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Đề án tái cơ cấu ngành ban hành theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 17/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong giai đoạn 2009 – 2014, theo Bộ KHCN, tổng kinh phí phục vụ cho công tác nghiên cứu KHCN nông nghiệp giai đoạn là hơn 12.000 tỷ đồng, trung bình mỗi năm 2.400 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn đầu tư từ Bộ KHCN, giai đoạn 2009 – 2014, Bộ NNPTNT cũng đầu tư gần 4.000 tỷ đồng cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học của bộ, trong đó cho nhiệm vụ nghiên cứu là hơn 2.673 tỷ đồng. Tính trung bình mỗi năm, nước ta chi khoảng 3.000 tỷ đồng cho nghiên cứu KHCN nông nghiệp. Tuy nhiên, kết quả đạt được rất hạn chế, trong tổng số gần 5.000 đề tài của giai đoạn này, chỉ có gần 200 giống mới, 50 tiến bộ kỹ thuật được công nhận và đưa vào sản xuất, trong đó có hơn 30 giống quả mới và 11 giống rau mới, một kết quả rất khiêm tốn so với kinh phí bỏ ra.

Trong những năm qua, một loạt các quy trình kỹ thuật như: quy trình chăm sóc bưởi Phúc Trạch (2011), quy trình sản xuất giống vải chín sớm Yên Phú (2011), quy trình sản xuất vải thiều Thanh Hà theo VietGap (2011), quy trình quản lý cây trồng tổng hợp trên cây Bưởi Diễn, quy trình sản xuất cà chua an toàn theo VietGap, quy trình sản xuất dưa chuột an toàn theo VietGap, … việc đưa các quy trình sản xuất này đến với người nông dân giúp cho các sản phẩm rau quả được sản xuất với năng suất và tiêu chuẩn chất lượng tốt hơn.

Bảng 2.4. Một số giống rau quả mới

STT Tên giống Năm công nhận Mức công nhận

1 Chuối Tiêu hồng 2011 Sản xuất thử

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 63)