Tái cơ cấu doanh nghiệp là một quá trình gồm nhiều nội dụng và nhiều bƣớc công việc khác nhau. Quá trình này đƣợc khởi động khi chủ sở hữu nhận thấy những giới hạn trong cấu trúc hoạt động và chủ động tiến hành tái cơ cấu. Việc thực hiện quá trình này có thể do ban lãnh đạo vạch ra hoặc có sự kết hợp với việc thuê tổ chức tƣ vấn chuyên nghiệp. Theo hãng tƣ vấn Roland Berger Consultant, quá trình tái cơ cấu đƣợc chia thành hai giai đoạn cơ bản.
Giai đoạn 1: Đánh giá thực trạng và phác thảo tư tưởng tái cơ cấu
Đánh giá thực trạng: Mục tiêu của đánh giá thực trạng là thu đƣợc một
cái nhìn chân thực về tình hình thực tại của công ty. Chúng ta chỉ có thể đề xuất các giải pháp tái cơ cấucó hiệu quả nếu nó dựa trên những thông tin minh bạch và đáng tin cậy. Để đạt đƣợc điều đó, các dữ liệu nội bộ và bên ngoài phải đƣợc hợp nhất và phân tích kỹ lƣỡng. Dựa trên sự đánh giá này, một bản phác thảo sơ bộ về mục tiêu và tƣ tƣởng tái cơ cấu sẽ đƣợc soạn thảo. Đồng thời với việc biên soạn tƣ tƣởng tái cơ cấu, việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp cần đƣợc triển khai để giải quyết tình hình cấp bách.
Phác thảo tư tưởng tái cơ cấu: Kế hoạch tái cơ cấu rất ít khi đƣợc xây dựng độc lập mà thƣờng đƣợc lồng ghép nhƣ là một phần của kế hoạch phát triển trung hạn 05 năm hoặc 10 năm. Để có thể đƣa ra phác thảo tƣ tƣởng tái cơ cấu, trình tự thực hiện của giai đoạn này bao gồm:
- Dự báo bối cảnh vĩ mô và ngành trong trung hạn: Việc đƣa ra những
dự báo đáng tin cậy về các điều kiện kinh tế vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, mức độ lạm phát, lãi suất, triển vọng phát triển của thị trƣờng chứng
27
khoán cũng nhƣ tình hình tăng trƣởng của các ngành kinh doanh mà công ty tham gia là rất quan trọng. Những dự báo sẽ giúp công ty nhận diện những cơ hội cũng nhƣ nguy cơ và xác định triển vọng phát triển của từng ngành nghề làm cơ sở xác định những ngành kinh doanh chiến lƣợc có triển vọng phát triển. Một nhân tố quan trọng cần đƣợc dự báo đó là tình hình phát triển thị trƣờng chứng khoán. Thị trƣờng chứng khoán gắn với việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và việc thoái vốn ở các công ty con không cần nắm giữ chi phối, do đó, việc thực hiện thành công kế hoạch này hay không phụ thuộc rất lớn vào diễn biến của thị trƣờng chứng khoán.
- Phân tích SWOT: Phân tích SWOT giúp làm rõ những điểm mạnh –
điểm yếu – cơ hội – thách thức của một công ty. Phân tích SWOT đƣợc xem là một trong những điểm khởi đầu hữu ích để giúp một công ty nhận biết về thực trạng hiện hành và từ đó đề xuất những biện pháp tái cơ cấu phù hợp.
- Định vị ngành chiến lược và những mục tiêu trung hạn: Dựa trên
những dự báo về triển vọng vĩ mô và ngành kinh doanh, công ty sẽ xác định những ngành nghề kinh doanh chiến lƣợc có lợi thế cạnh tranh và có triển vọng phát triển tốt. Việc tiếp theo là xác định mục tiêu cần đạt đƣợc trong trung hạn. Ví dụ, một tổng công ty xây dựng xác định sau 05 năm nữa sẽ đứng trong tốp 3 các nhà thầu xây dựng hàng đầu tại quốc gia. Việc xác định mục tiêu trung hạn là rất quan trọng vì từ đó nó giúp tổng công ty xác định đƣợc mức độ cần huy động nguồn lực tập trung vào ngành kinh doanh chiến lƣợc.
- Tái định vị vai trò của công ty mẹ cũng như mối quan hệ với các công ty thành viên: Đây chính là sự chuyên môn hóa và phân định nhiệm vụ nhằm
tăng tính chuyên nghiệp và gia tăng hiệu quả hoạt động của một công ty có cấu trúc nhiều công ty con. Kinh nghiệm tái cơ cấu thành công các tổng công ty cho thấy, công ty mẹ thƣờng chuyển hoạt động kinh doanh trực tiếp cho các công ty thành viên thực hiện. Công ty mẹ tập trung vào việc hoạch định chiến lƣợc phát triển chung, tìm kiếm và triển khai các dự án lớn, hỗ
28
trợ các công ty con về tài chính, thông tin và điều phối dòng tiền trong toàn hệ thống.
Giai đoạn 2: Phác thảo và thực thi tư tưởng tái cơ cấu chi tiết
Ở giai đoạn này, công ty sẽ phải chi tiết hóa các tƣ tƣởng tái cơ cấu. Việc tiếp theo trong giai đoạn này là phải lập kế hoạch các giải pháp thực hiện cụ thể theo trình tự từ dƣới lên (bom – up) và các tƣ tƣởng đổi mới, cải tiến quá trình hoạt động của công ty. Một nội dung quan trọng của tƣ tƣởng tái cơ cấu chi tiết là phải đƣa ra đƣợc lộ trình và các biện pháp cụ thể của tái cơ cấu trong từng giai đoạn. Lộ trình tái cơ cấu cần phù hợp với bối cảnh vĩ mô đƣợc dự báo ở phần trên. Phần này của kế hoạch tái cơ trúc sẽ đề cập chi tiết đến các nhiệm vụ cụ thể nhƣ: Kế hoạch tăng vốn điều lệ, kế hoạch thoái vốn ở các công ty con không cần nắm giữ chi phối, kế hoạch cổ phần hóa và niêm yết các công ty con, kế hoạch đầu tƣ các dự án lớn…