Nội dung tái cơ cấu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 33)

Tái cơ cấu DN có thể đƣợc đề cập đến toàn bộ các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Việc thay đổi, điều chỉnh, sắp xếp các hoạt động trong DN nhằm hƣớng tới sự hiệu quả hơn. Tái cơ cấu DN đề cập đến việc tái cơ cấu tổ chức, tái cơ cấu quá trình kinh doanh, tái cơ cấu tài chính và các hoạt động khác.

25

Thứ nhất, tái cơ cấu tổ chức tập trung vào các hoạt động nhƣ đổi mới,

sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và cơ cấu bộ máy sản xuất. Tái cơ cấu bộ máy quản trị đƣợc thực hiện với việc xây dựng lại toàn bộ sơ đồ cơ cấu tổ chức nhằm hƣớng tới một cơ cấu tổ chức mới có hiệu quả kinh doanh cao hơn. Tái cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất liên quan đến việc thay đổi, sắp xếp lại hệ thống sản xuất khoa học, đem lại hiệu quả cao trong phối hợp thực hiện. Ngoài ra, điều chỉnh cơ cấu tổ chức còn gắn với quá trình thay đổi, sắp xếp lại cơ cấu nguồn nhân lực trong việc phối hợp công việc để đạt đƣợc mục tiêu của DN. Hoạt động này đƣợc thực hiện khi chiến lƣợc kinh doanh thay đổi, dẫn đến việc thay đổi các quá trình kinh doanh và do đó cần phải tái cơ cấu tổ chức DN.

Thứ hai, tái cơ cấu quá trình kinh doanh là sự đánh giá và thiết kế lại các

quá trình hoạt động SXKD để đạt đƣợc hiệu quả. Quá trình này sẽ bắt đầu từ lúc khởi đầu DN, quy trình tái cơ cấu quá trình kinh doanh không quan tâm đến cơ cấu tổ chức và các thủ tục mà doanh nghiệp đã dày công gây dựng trƣớc mà sẽ làm mới một cách triệt để. Hoạt động này thƣờng đƣợc thực hiện trên cơ sở chiến lƣợc kinh doanh của DN thay đổi. Tái cơ cấu quá trình kinh doanh là nền tảng và điểm xuất phát để tái cơ cấu các hoạt động khác trong doanh nghiệp cũng nhƣ tái cơ cấu tổ chức DN.

Thứ ba, tái cơ cấu tài chính hƣớng tới việc điều chỉnh nguồn vốn, nguồn

tài chính trong doanh nghiệp. Huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Thứ tư, tái cơ cấu các hoạt động khác là quan tâm đến tính hệ thống và chuyên nghiệp trong phƣơng thức thực hiện công việc, phối hợp công việc và điều hành công việc. Tái cơ cấu thƣờng xem xét các hệ thống lập kế hoạch kinh doanh, hệ thống chuỗi cung ứng, quản trị thông tin, quản trị nhân lực, hệ thống quản trị tài chính, nguồn vốn và quản trị quan hệ khách hàng…

Các nội dung trên của tái cơ cấu DN có liên quan mật thiết với nhau. Tái cơ cấu quá trình kinh doanh là cơ sở để tái cơ cấu tổ chức bộ máy của DN, tái

26

cơ cấu tài chính và các hoạt động khác ảnh hƣởng đến quá trình tái cơ cấu tổ chức trong mối liên hệ tài chính. Trong điều kiện hiện nay, các DN cần phải tiến hành tái cơ cấu để thích ứng và phù hợp với xu hƣớng toàn cầu hóa, ứng dụng các mô hình kinh doanh hiện đại, tối ƣu của các DN trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)