Tái cơ cấu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 29)

Tái cơ cấu là một hƣớng tiếp cận chuyển đổi DN có thể áp dụng cho các DN từ yếu đến mạnh, có thể áp dụng từ tái cơ cấu từng phần đến tái cơ cấu toàn bộ. Nhu cầu tái cơ cấu trở nên cần thiết khi hiện trạng của các tổ chức đang gặp nhiều vấn đề trong cơ cấu, hoạt động khiến tổ chức hoạt động không hiệu quả, thậm chí trì trệ, đứng trƣớc nguy cơ tan rã, phá sản. Nhiều nguyên do là do vấn đề cơ cấu sai, không hợp lý, kém hiệu quả. Chính vì vậy, việc tái cơ cấu đƣợc đặt ra, thậm chí là cấp bách nhất.

Thể hiện cụ thể là đội ngũ lãnh đạo của tổ chức làm việc không hiệu quả. Các tố chất, bao gồm tính cách, hiểu biết, kinh nghiệm cá nhân của đội ngũ

21

lãnh đạo trong một tổ chức đóng một vai trò quan trọng. Nếu sai, kém, sẽ kìm hãm sự phát triển của tổ chức.

Cơ cấu tài chính chƣa phù hợp, chƣa chuẩn mực và thiếu các hệ thống, công cụ kiểm soát cần thiết. Đây là một lý do mà nhiều tổ chức, đặc biệt là DN hiện nay cần tái cơ cấu nguồn tài chính để đảm bảo cho DN hoạt động một cách tốt nhất.

Quản trị nguồn nhân lực yếu kém. Có thể nói con ngƣời là một yếu tố có tính chất quyết định tới sự thành công của tổ chức và DN, nếu sự yếu kém nảy sinh từ vấn đề này thì phải đƣợc điều chỉnh kịp thời và có định hƣớng mang tính lâu dài.

Sự phối hợp hoạt động trong tổ chức không hiệu quả do cơ cấu chƣa hợp lý. Một cơ cấu tổ chức đƣợc thiết kế tốt sẽ có khả năng cho phép DN sử dụng các thông tin từ các bộ phận một cách hiệu quả nhất, và từ đó giúp cho hoạt động phối hợp giữa các đơn vị đƣợc chặt chẽ và lãnh đạo điều hành tốt hơn.

Thực tế trƣớc khi vào WTO, các đề án tái cơ cấu DN đã đƣợc triển khai và thực hiện khá rộng ở Việt Nam. Mô hình công ty mẹ - công ty con, mô hình tập đoàn không còn là chuyện mới mẻ nữa. Các DN đã sẵn sàng đón nhận cuộc chơi bình đẳng với tất cả các DN khác trong một xu thế hội nhập mới.

Đứng trƣớc những thách thức mới của môi trƣờng kinh doanh, cũng nhƣ nhu cầu phát triển tự thân, các DN Việt Nam đang rất cần đƣợc tái cơ cấu để: Nắm bắt và tận dụng tốt hơn những cơ hội kinh doanh; vƣợt qua đƣợc những thách thức ngày càng khốc liệt; để sống còn trƣớc những thay đổi mạnh mẽ trong môi trƣờng kinh doanh; có đủ khả năng để thực hiện những công việc của mình một cách hiệu quả và bền vững, thoả mãn những lợi ích nhiều khi xung đột nhau.

Đối với một số DN, suy giảm về hoạt động SXKD là hiện tƣợng hoặc triệu chứng liên quan đến hàng loạt các vấn đề về quản lý hoặc điều hành, nhƣng chúng lại đƣợc hiểu một cách nhầm lẫn là nguyên nhân của vấn đề.

22

Nhiều động thái tái cơ cấu thƣờng tập trung vào “sửa chữa” (ít nhất là trong ngắn hạn) tình hình hoạt động kinh doanh của một DN. Tuy nhiên, rất ít các can thiệp của DN và tƣ vấn đủ năng lực đối mặt với các vấn đề nghiệm trọng của DN dẫn đến suy giảm các nguồn lực. Vì thế, chúng ta sẽ cần xem xét các vấn đề trong một phạm vi rộng hơn, các khu vực có thể cải thiện cho một DN, hơn là chỉ xem xét vấn đề kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đơn thuần.

Có rất nhiều lý do tại sao tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của một doanh nhiệp trở nên xấu đi. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến tồn tại ở các DN Việt Nam hiện nay:

- Ban lãnh đạo DN thực hiện hoạt động quản lý không hiệu quả; - DN không đủ thông tin cần thiết và thiếu các kiểm soát tài chính;

- Yếu kém trong hoạt động SXKD và đề ra các chiến lƣợc, sách lƣợc hoạt động của DN;

- Cơ cấu tài chính chƣa phù hợp và các khoản phí liên quan; - Quản trị yếu kém nguồn lực nhân lực;

- Quản lý yếu kém trách nhiệm xã hội;

- Quản lý yếu kém các vấn đề sức khoẻ, môi trƣờng và an toàn lao động. Sự tồn tại của bất kỳ một yếu tố nào nêu trên đều đóng góp vào yêu cầu một DN nên tái cơ cấu.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)