Khái niệm về tái cơ cấu

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 28)

Tái cơ cấu là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó.

Tái cơ cấu DN là quá trình tổ chức lại DN, thay đổi căn bản về sở hữu, vốn, thay đổi định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh, thiết lập lại cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ cấu nguồn lực, cơ cấu lĩnh vực hoạt động SXKD và quá trình SXKD ngoài những thay đổi trong hoạt động bình thƣờng của DN.

Phạm vi của tái cơ cấu DN rất rộng, đƣợc đề cập đến trên cả ba giác độ thể chế, thiết chế và định chế. Về thể chế, hoạt động tái cơ cấu DN nhằm định

ra một trật tự mới thông qua các luật, văn bản dƣới luật để thực hiện quyền lực của nhà nƣớc đối với các DN. Về thiết chế, là các quy định nội bộ, quy

định các mối quan hệ “dọc ngang”, “trên dƣới” của các bộ phận cấu thành DN và đƣợc thể hiện thông qua hệ thống điều lệ, quy chế, quy định, nội quy… của DN. Về định chế, việc tái cơ cấu đƣợc thể hiện thông qua việc tách nhập,

thành lập mới, xóa bỏ các bộ phận, các công ty con, các lĩnh vực kinh doanh nhằm hƣớng tới sự tinh gọn, phù hợp và hiệu quả. Nhƣ vậy, tái cơ cấu DN là tổng hợp toàn bộ sự thay đổi cả về thể chế, thiết chế và định chế để quản lý DN theo một trật tự pháp luật chặt chẽ hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn.

Tái cơ cấu chia ra làm 2 loại:

Tái cơ cấu DN cơ bản: Khảo sát, đánh giá mô hình cấu trúc hiện tại (hợp

lý, bất hợp lý); Thiết lập mô hình cấu trúc công ty mới; Xác định trách nhiệm quyền hạn của từng phòng ban, mô tả công việc cho từng cá nhân; Xây dựng

20

hệ thống quản lý tổng thế (nội quy, quy định, quy chế, thủ tục, biểu mẫu); Tập huấn triển khai; Vận hành và duy trì vận hành hệ thống quản lý mới...

Tái cơ cấu DN chuyên sâu: Bao gồm công việc của tái cơ cấu DN cơ

bản, cộng thêm: Tái thiết lập chính sách quản trị hành chính, nhân sự chuyên sâu; Tái thiết lập chính sách quản trị chiến lƣợc tiếp thị, kinh doanh; Tái thiết lập chính sách quản trị cung ứng; Tái thiết lập quản trị sản xuất, kỹ thuật; Tái thiết lập chính sách quản trị kế toán, tài chính; Tái thiết lập các chính sách quản trị khác.

Bên cạnh việc tái cơ cấu theo lý thuyết, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Công ty cần đƣợc tái cơ cấu qua một loạt các quy trình. Khái niệm này đƣợc các học giả Michael Hammer và James A. Champy đƣa ra lần đầu và phát triển trong các cuốn sách Reengineering the Corporation, Reengineering Management và The Agenda...

Trong điều kiện hiện nay, tái cơ cấu đòi hỏi các DN phải thay đổi tƣ duy quản lý, cải cách quản lý, tái cơ cấu lại các quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó định hình mô hình và cơ cấu tổ chức phù hợp với điều kiện và định hƣớng kinh doanh của DN.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)