Tái cơ cấu là một bắt buộc tất yếu , tuy nhiên thực tế bắt tay vào công cuộc tái cơ cấu, nhiều DN đã quá nóng vội nên không tránh khỏi những sai lầm nghiêm trọng, gây thiệt hại không chỉ về doanh thu mà còn ảnh hƣởng
50
xấu tới danh tiếng vốn không dễ gì tạo lập đƣợc của DN. Từ thực tế thành công và thất bại của các DN trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho các DN ở Việt Nam đang và sẽ tiến hành tái cơ cấu, đặc biệt là với chủ thể nghiên cứu của đề tài là PVC:
Một là, xác định một cách rõ ràng mục tiêu cần đạt đƣợc khi tiến hành
tái cơ cấu, không tiến hành tái cơ cấu theo hình thức, phong trào hoặc để tạo ấn tƣợng với nhà đầu tƣ, đối tác; Hai là, cần phân tích thận trọng tỉ mỉ về hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin từ đó giúp đƣa ra những quyết định hợp lý, chính xác về những hoạt động mà DN định thay đổi; Ba là, vai trò của nhà quản trị rất quan trọng trong việc khởi xƣớng và
tiến hành tái cơ cấu; Bốn là, khi tiến hành tái cơ cấu DN nên linh hoạt trong việc vận dụng mô hình tái cơ cấu phù hợp, dựa trên khả năng, mục đích và điều kiện của DN; Năm là, xây dựng kế hoạch, lộ trình, nhiệm vụ và thời gian thực hiện cụ thể, chi tiết khi tiến hành tái cơ cấu.
Kết luận chƣơng 2
Với mục đích làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề tái cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp, chƣơng 2 đã đề cập đến các nội dung cơ bản sau: đƣa ra các khái niệm, các quan điểm về tái cơ cấu DN hiện nay. Hoạt động tái cơ cấu đƣợc đề cập trên ba giác độ thiết chế, thể chế và định chế. Tuy nhiên trong nghiên cứu, luận văn chỉ đề cập đến tái cơ cấu trên giác độ định chế và mối quan hệ với thể chế, thiết chế. Trên cơ sở đó, chƣơng 2 đã đề cập đến tái cơ cấu tổ chức quản trị DN, hƣớng tới nghiên cứu tái cơ cấu DN dựa trên sự thay đổi của môi trƣờng, các quá trình kinh doanh từ đó thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy. Ngoài ra để có cơ sở phân tích, áp dụng cho các DN ở Việt Nam và đặc biệt là đối tƣợng nghiên cứu của đề tài – Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Viêt Nam – chƣơng 2 cũng đề cập đến những trƣờng hợp đã tái cơ cấu thành công và thất bại để rút ra những bài học kinh nghiệm.
51
Chƣơng 3
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM 3.1. Quá trình hình thành và phát triển
3.1.1. Giới thiệu chung
Tên gọi đầy đủ: Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
Tên tiếng Anh: PETROVIETNAM CONSTRUCTION JOINT STOCK CORPORATION, tên viết tắt là PVC.
Hình thức pháp lý là Tổng công ty Cổ phần (có cổ phần chi phối của nhà nƣớc) với vốn điều lệ là 4.000.000.000.000 VNĐ (Bốn nghìn tỷ đồng)
Hình thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con
Trụ sở chính: Tầng 25, Toà nhà CEO, Lô HH2-1, Khu đô thị Mễ Trì Hạ, đƣờng Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Website: www.pvc.vn
Số lƣợng cán bộ công nhân viên chức, công nhân kỹ thuật: 5.087 ngƣời. Số lao động có việc làm thƣờng xuyên là 4.405 ngƣời, số lao động nghỉ chờ việc, nghỉ không lƣơng, nghỉ luân phiên là 682 ngƣời. Riêng công ty mẹ là 410 ngƣời (số liệu năm 2013), trong đó số lao động tại văn phòng cơ quan công ty mẹ là 213 ngƣời, lao động tại các Ban điều hành, Chi nhánh là 197 ngƣời.
Công ty thành viên: 12 công ty con, 12 công ty liên kết. Ngoài ra PVC còn tham gia đầu tƣ tài chính vào nhiều công ty xây dựng, bất động sản khác.
3.1.2. Các giai đoạn phát triển
- Giai đoạn từ năm 1983 đến năm 1995
Tiền thân của PVC là Xí nghiệp Liên hợp Xây lắp Dầu khí, ra đời từ 08/1983 với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành dầu khí. Ngày 14/09/1983, Tổng cục Dầu khí đã quyết định số 1069/DK-TC thành lập Xí nghiệp Liên hợp Xây lắp Dầu khí trên cơ sở Binh đoàn 318
52
chuyển sang, với gần 1.200 cán bộ chiến sĩ và 50 cán bộ kỹ sƣ, công nhân kỹ thuật. Nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng phục vụ cho quá trình tìm kiếm và khai thác dầu khí, công trình chuyên dụng vận chuyển, tàng trữ xăng dầu, hoá chất…
Sau 12 năm hoạt động, ngày 19/09/1995 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam ra quyết định số 1254/DK-TCNS đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Xây lắp Dầu khí thành Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí (PVECC). Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: Gia công, chế tạo, lắp đặt chân đế giàn khoan và các kết cấu kim loại, thiết kế chế tạo lắp đặt các bồn bể chứa xăng dầu, khí hoá lỏng và các bình chịu áp lực, lắp đắt các đƣờng ống dẫn xăng dầu, khí hoá lỏng và hệ thống ống công nghiệp.
- Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005
Qua 10 năm hoạt động, ngày 17/03/2005 Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp phê duyệt phƣơng án CP hoá và chuyển Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thành Công ty CP Xây lắp Dầu khí (PV Cons) và đƣợc đánh giá là một trong những công ty mạnh trong lĩnh vực xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp, nhất là các công trình chuyên ngành dầu khí.
- Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007
Ngày 26/10/2007, PVN thông qua đề án chuyển đổi Công ty CP Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Ngày 21/11/2007, Đại hội đồng cổ đông bất thƣờng của Công ty CP Xây lắp Dầu khí đã thông qua đề án chuyển đổi công ty thành Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). PVC là thành viên của PVN có các quyền và nghĩa vụ của một DN thành viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ của PVN.
PVC hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, có chức năng trực tiếp SXKD và đầu tƣ vào các DN khác, hoạt động theo Quy định của Luật DN và các quy định pháp luật khác có liên quan, thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn góp đầu tƣ vào các công ty con và công ty liên kết.
53
Đây là mốc son quan trọng, đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của PVC.
- Giai đoạn từ năm 2007 đến nay
Ngày 27/06/2008, Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên PVC đã thông qua phƣơng án tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng. Ngày 16/05/2009, Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên PVC thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và chiến lƣợc phát triển đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2025. Tháng 08/2009, PVC đã niêm yết 150 triệu cổ phiếu thành công với mã chứng khoán là PVX và cơ cấu lại khoản đầu tƣ góp vốn theo hƣớng tăng tỉ lệ tại một số công ty liên kết.
Ngày 20/02/2010, Đại hội đồng cổ đông bất thƣờng PVC đã thông qua phƣơng án tăng vốn điều lệ lên 2.500 tỷ đồng, đến ngày 25/5/2011 Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên PVC đã thông qua phƣơng án tăng vốn điều lệ từ 2.500 tỷ lên 4.000 tỷ đồng.
Giai đoạn này, uy tín, thƣơng hiệu của PVC đƣợc khẳng định thông qua việc hoàn thành xây dựng các công trình, dự án trọng điểm quốc gia nhƣ Nhà máy đạm Phú Mỹ, Nhà máy điện Nhơn Trạch 1, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, Cụm khí điện đạm Cà Mau, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Kho lạnh LPG Thị Vải lớn nhất Việt Nam hiện nay, Văn phòng Viện Dầu khí, Trụ sở Bộ Nội vụ, Trung tâm Tài chính Dầu khí miền Trung, Rạp Kim Đồng và đang tiếp tục triển khai đầu tƣ các dự án lớn nhƣ Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch, dự án Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn… Trong thời gian tới, PVC xác định mục tiêu trở thành một doanh nghiệp xây lắp chuyên ngành, chủ lực của PVN có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí.
3.1.3. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính hiện tại của PVC chủ yếu tập trung các lĩnh vực chính là xây lắp các công trình công nghiệp dầu khí, công trình dân dụng cao cấp, đầu tƣ nhóm khu công nghiệp phụ trợ cho ngành Dầu khí, bao
54
gồm: Gia công chế tạo, lắp đặt chân đế giàn khoan và các kết cấu kim loại khác; Thiết kế, chế tạo bồn chứa xăng dầu, khí hóa lỏng, chứa nƣớc; Sản xuất các sản phẩm cơ khí, chống ăn mòn kim loại; Bảo dƣỡng và sửa chữa chân đế giàn khoan, tàu thuyền và các phƣơng tiện nổi; Khảo sát thiết kế, tƣ vấn đầu tƣ xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; San lấp mặt bằng, xây dựng các công trình thủy lợi, đê kè bến cảng; Đầu tƣ xây dựng các dự án hạ tầng, cầu đƣờng, công trình dân dụng và công nghiệp; Kinh doanh nhà ở và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị điều khiển, tự động hóa trong các nhà máy công nghiệp; Lắp đặt các hệ thống đƣờng dây tải điện đến 35KV, các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp khác; Khảo sát, duy tu, bảo dƣỡng và sửa chữa các công trình dầu khí, các công trình dân dụng và công nghiệp…
3.1.4. Trình độ khoa học công nghệ
PVC đã đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại phục vụ SXKD và phục vụ công việc quản lý, đặc biệt là các thiết bị, phần mềm cho công tác thiết kế, xây dựng, các máy móc phục vụ thi công. PVC là một trong những đơn vị đầu tiên của Việt Nam chế tạo thành công chân đế và giàn khoan trên biển; Thiết kế, chế tạo các bồn chứa xăng dầu, khí hoá lỏng, bồn chịu áp lực cao và hệ thống ống công nghệ, sản xuất kết cấu thép, khớp nối và các phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Để nâng cao năng lực, PVC đã thực hiện đầu tƣ nâng cao năng lực thiết bị thi công các dự án chuyên ngành dầu khí nhƣ chân đế giàn khoan có trọng lƣợng hàng trăm ngàn tấn, bồn bể chứa dầu khí hóa lỏng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay với sức chứa hàng trăm nghìn m3
.
3.1.5. Công tác phát triển nguồn nhân lực
Công tác phát triển nguồn nhân lực luôn đƣợc chú trọng và không ngừng cải tiến phƣơng thức quản lý tại cơ quan mẹ và các đơn vị thành viên theo hƣớng “tinh gọn và chuyên sâu” nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu
55
quả kinh doanh. Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ chuyên môn cao đủ khả năng triển khai ứng dụng, tiếp thu làm chủ công nghệ hiện đại, tiên tiến ở trình độ khu vực, quốc tế. Thƣờng xuyên triển khai các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực của cán bộ kỹ sƣ, các chƣơng trình đào tạo đội ngũ chuyên gia trong điều hành các dự án công trình trọng điểm, tổng thầu EPC. Thƣờng xuyên triển khai công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại để xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có trình độ cao. Phối hợp với các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nƣớc để đào tạo và tuyển dụng kỹ sƣ, công nhân kỹ thuật phù hợp với ngành nghề kinh doanh của PVC nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.
Không chỉ quy mô lực lƣợng lao động của doanh nghiệp tăng nhanh theo từng năm phù hợp với các chỉ tiêu kế hoạch phát triển của Tổng công ty mà chất lƣợng nguồn nhân lực cũng ngày càng đƣợc nâng lên. Tổng công ty PVC cũng thƣờng xuyên cử cán bộ nhân viên đi học, đào tạo nâng cao, đồng thời tuyển dụng các kỹ sƣ có trình độ, kinh nghiệm về làm việc để có thể sử dụng đƣợc thành thục và hiệu quả các thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho các hoạt động SXKD. Theo số liệu báo cáo thống kê, nguồn nhân lực của PVC đƣợc đào tạo cơ bản và có trình độ tƣơng đƣơng với các đơn vị xây dựng hàng đầu của Việt Nam nhƣ Tập đoàn Sông Đà, VINACONEX, Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị (HUD)...
Bảng 3.1: Số lƣợng lao động giai đoạn từ 2005 đến 2013
Đơn vị tính: Người
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Số lƣợng lao động 1.666 1.733 2.338 4.195 6.266 8.500 8.018 6.028 5.087 Tăng so với năm
trƣớc
00 +67 +605 +1.857 +2.071 +2.234 -482 -1990 -941
Tỷ lệ so với năm trƣớc (%)
100 104 134,9 179,4 149,4 135,7 94,3 75,1 84,3
56
3.2. Thực trạng quá trình tái cơ cấu tổ chức tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 1983-2011 Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 1983-2011
3.2.1. Quá trình tái cơ cấu tổ chức trước khi cổ phần hóa (1983-2005)
3.2.1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức thời kỳ đầu thành lập (1983-1995)
Ngay từ khi thành lập, PVC là đơn vị kinh tế Nhà nƣớc, đƣợc tổ chức theo hình thức tập trung, trong đó, Ban Giám đốc là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc ra quyết định của Công ty. Các đơn vị trực thuộc của Công ty đƣợc tổ chức theo mô hình các xí nghiệp, phân xƣởng, chi nhánh.
Hình 3.1: Mô hình tổ chức của PVC thời kỳ mới thành lập
(Nguồn tác giả tổng hợp)
Ngày 14/09/1983, Tổng cục Dầu khí đã quyết định số 1069/DK-TC thành lập Xí nghiệp Liên hợp Xây lắp Dầu khí, nòng cốt là Binh đoàn 318. Sau khi chuyển sang mô hình hoạt động mới, PVC kế thừa toàn bộ bộ máy quản lý cũ với những nguyên tắc, quy định và điều lệ Binh đoàn 318 đã và đang áp dụng. Do vậy, mô hình cơ cấu tổ chức của PVC giai đoạn đầu thành lập cũng áp dụng theo phƣơng thức quản lý của Binh đoàn 318 - cách quản lý bằng mệnh lệnh của quân đội - đó là cách điều hành quản lý tập trung quyền lực, giám đốc điều hành hoạt động của xí nghiệp bằng mệnh lệnh qua các cấp dƣới trực tiếp và cấp dƣới phải phục tùng tuyệt đối. Cơ
57
cấu tổ chức đƣợc xây dựng trên cơ sở quyền lực tập trung vào ngƣời đứng đầu, là giám đốc. Mọi mối quan hệ ở trong công ty đề là mối quan hệ trực tuyến. Trong cơ cấu tổ chức này, quyền hạn là quyền hạn trực tuyến, cho phép giám đốc ra quyết định, chỉ đạo, điều khiển và giám sát trực tiếp đối với cấp dƣới. Cấp dƣới có nghĩa vụ phục tùng và chỉ nhận sự điều hành, chịu trách nhiệm trƣớc một ngƣời lãnh đạo trực tiếp. Mối quan hệ giữa giám đốc, các phó giám đốc và cấp dƣới là mối quan hệ điều khiển – phục tùng mang tính chất bắt buộc.
Cơ cấu tổ chức thời kỳ mới thành lập của PVC có một đặc trƣng là không xuất hiện các phòng ban chức năng chuyên môn, mọi vấn đề chung trong xí nghiệp do duy nhất giám đốc điều khiển và có quyền ra quyết định. Giám đốc trực tiếp quản lý và giao công việc các phó giám đốc và các cho các quản đốc các xí nghiệp từ đó đƣa mệnh lệnh xuống toàn doanh nghiệp. Mối quan hệ chỉ đạo giữa giám đốc và cấp dƣới theo chiều dọc, còn các phó giám đốc, các quản đốc xí nghiệp có quan hệ hàng ngang là cùng phối hợp và phục tùng cấp trên. Hiệu lực điều hành của giám đốc xí nghiệp đƣợc xác định một cách cụ thể và chính xác xuống tận công nhân, giúp họ nhanh chóng nắm bắt đƣợc nhiệm vụ và thực thi. Các quản đốc các xí nghiệp, các đốc công quản lý