Mô hình tổ chức hiện nay

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 73)

Từ năm 2011 đến nay, PVC đã có những hoạt động sắp xếp đổi mới doanh nghiệp ở quy mô nhỏ, chủ yếu là trong nội bộ công ty mẹ và đã có những kết quả nhất định. PVC đã thực hiện thoái vốn tại nhiều đơn vị và hiện tại còn 24 đơn vị thành viên, trong đó nhiều công ty con có quy mô lớn. Các công ty con hầu hết đã đƣợc CP hóa, một số công ty con đã niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán. Một số công ty con cũng hoạt động theo mô hình công ty mẹ và đầu tƣ, liên kết, thành lập các công ty cháu (công ty cấp 3). Mô hình cơ cấu tổ chức hiện nay của Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đƣợc thể hiện qua Hình 3.4.

65

Hình 3.4: Mô hình tổ chức của PVC hiện nay

(Nguồn Ban tổ chức nhân sự PVC)

Chức năng nhiệm vụ các bộ phận

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc ngƣời đƣợc cổ đông ủy quyền. Đại hội đồng cổ đông có các quyền hạn sau: thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ, thông qua định hƣớng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của HĐQT. Quyết định mức cổ tức đƣợc thanh toán hàng năm cho mỗi loại CP; số lƣợng thành viên của HĐQT; Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và Ban kiểm soát; phê chuẩn việc HĐQT, bổ nhiệm TGĐ… Trong đó PVN là cổ đông nhà nƣớc lớn nhất nắm CP chi phối.

66

đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐQT, 1 Ủy viên kiêm nhiệm TGĐ, 2 Ủy viên chuyên trách. 5 thành viên HĐQT là Ngƣời đại diện quản lý vốn của PVN. Nhiệm kỳ của Chủ tịch HĐQT là 5 năm.

- Ban TGĐ có 7 thành viên, trong đó có 1 thành viên là Ủy viên HĐQT kiêm TGĐ. TGĐ do HĐQT bầu ra, là ngƣời đại diện pháp nhân của PVC và chịu trách nhiệm trƣớc PETROVIETNAM, HĐQT và trƣớc Pháp luật về điều hành hoạt động. TGĐ là ngƣời có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty. 6 Phó TGĐ giúp việc cho TGĐ phụ trách các lĩnh vực hoạt động.

- Ban Kiểm soát có 5 thành viên, trong đó có 1 Trƣởng Ban do HĐQT phân công và 4 thành viên chuyên trách do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng và kỷ luật.

- Bộ máy giúp việc bao gồm 9 cơ quan tham mưu:

+ Văn phòng: thực hiện nhiệm vụ hành chính quản trị Tổng Công ty bao

gồm công tác hành chính tổng hợp, quản trị văn phòng, văn thƣ, lƣu trữ, công tác thanh tra, bảo vệ và dân quân tự vệ.

+ Ban Tổ chức Nhân sự: tham mƣu giúp việc lãnh đạo Tổng Công ty

trong việc sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với ngƣời lao động, nghiên cứu, tổ chức sản xuất, quản lý thực hiện các mặt công tác về lao động tiền lƣơng.

+ Ban Tài chính Kế toán: tham mƣu, giúp việc cho TGĐ, Hội đồng

Quản trị trong việc tổ chức, thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê trong toàn Tổng Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế tài chính hiện hành của Tổng Công ty và Nhà nƣớc.

+ Ban Đầu tư Dự án: tham mƣu giúp việc cho lãnh đạo trong công tác

Đầu tƣ, công tác báo cáo thống kê phục vụ quản lý điều hành của DN.

+ Ban Kế hoạch: chức năng nhiệm vụ tham mƣu giúp việc cho HĐQT,

TGĐ về lĩnh vực công tác kế hoạch, công tác kinh tế và quản lý Hợp đồng.

67

cho HĐQT, TGĐ về lĩnh vực công tác đấu thầu mua sắm thiết bị, vật tƣ, hàng hoá, công tác tiếp thị - đấu thầu.

+ Ban Thương mại: tham mƣu giúp việc cho HĐQT, TGĐ về lĩnh vực công tác thƣơng mại và xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá nội bộ, đảm nhận nhiệm vụ cung ứng vật tƣ thiết bị cho các công trình, hạng mục công trình.

+ Ban Kỹ thuật An toàn: với chức năng nhiệm vụ là ban chuyên môn tham mƣu, giúp việc cho TGĐ, HĐQT trong việc quản lý kỹ thuật, chất lƣợng, ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, công tác an toàn lao động, công tác ISO; Đầu tƣ công nghệ cao trong lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng; tƣ vấn đầu tƣ xây dựng các công trình dầu khí, công trình dân dụng và công nghiệp…

+ Ban Kiểm toán Nội bộ: thực hiện tham mƣu, giúp việc cho TGĐ, HĐQT trong việc kiểm tra, xác nhận và đánh giá độ tin cậy của thông tin tài chính, kế toán tổng hợp, tuân thủ pháp luật trong công tác quản lý tài chính, xử lý công nợ tồn đọng, thanh lý tài sản... Tham mƣu, giúp việc cho Lãnh đạo về độ tin cậy của các thông tin kinh tế - tài chính khác.

- 8 Ban Quản lý dự án và Trung tâm tư vấn thiết kế:

+ Ban điều hành các dự án của PVC tại Hà Nội

+ Ban điều hành dự án Nhà máy xơ sợi tổng hợp Polyeste Đình Vũ + Ban điều hành dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2

+ Ban điều hành dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2 + Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch

+ Ban điều hành dự án Tây Nam Bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ban Quản lý dự án Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp

+ Trung tâm Tư vấn Thiết kế và Ứng dụng Kỹ thuật PVC (hoạt động dưới hình thức chi nhánh).

68

Bảng 3.2: Danh sách các đơn vị thành viên của PVC

STT Các công ty con Các công ty liên kết

1 Công ty CP Xây lắp Dầu khí Hà Nội (PVC-HN)

Công ty CP Thiết kế Quốc tế Heerim PVC

2 Công ty CP Thi công cơ giới và lắp máy Dầu khí (PVC-ME)

Công ty CP Cơ điện Dầu khí Việt Nam (PVC-E&C)

3 Công ty CP Xây dựng Công nghiệp

và Dân dụng Dầu khí (PVC-IC)

Công ty CP Bất động sản Dầu khí Sài Gòn (PVC-SSG)

4 Công ty CP Xây lắp Đƣờng ống và

Bể chứa Dầu khí (PVC-PT)

Công ty CP Bê tông Dự ứng lực FECON

5 Công ty CP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS)

Công ty CP Trang trí Nội thất Dầu khí (PVC-ID)

6 Công ty CP Xây lắp Dầu khí Miền Trung (PVC-MT)

Công ty CP Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVNC)

7 Công ty CP Phát triển Đô thị Dầu khí (PVC-MEKONG)

Công ty CP Đầu tƣ và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn (PVC-SG)

8 Công ty CP Đầu tƣ Hạ tầng Đô thị Dầu khí (PVC-PETROLAND)

Công ty CP Thiết bị nội ngoại thất Dầu khí (PVC-METAL)

9 Công ty CP Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC-LAND)

Công ty CP Đầu tƣ Xây dựng Phú Đạt

10 Công ty CP Đầu tƣ Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (PVC-TH)

Công ty CP Đầu tƣ Thƣơng mại Dầu khí Sông Đà

11 Công ty CP Đầu tƣ và Thƣơng mại

Dầu khí Thái Bình (PVC-TB)

Công ty CP Đầu tƣ Xây lắp Dầu khí Duyên Hải (PVC-DH) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 Công ty CP Dầu khí Đông Đô (PVC-ĐÔNG ĐÔ)

Công ty CP Khách sạn Lam Kinh

(Nguồn Ban tổ chức Nhân sự PVC)

Việc quản lý vốn góp của PVC tại các công ty con, công ty liên kết đƣợc thực hiện theo quy chế quản lý các đơn vị thành viên. Trong quá trình hoạt động, thông qua cơ cấu vốn góp công ty mẹ chi phối, định hƣớng các công ty con, công ty liên kết theo quy định của pháp luật và điều lệ các DN, theo định hƣớng chung của Tập đoàn, cụ thể nhƣ sau:

- Về tài chính: công ty mẹ quyết định thay đổi tỷ lệ vốn đầu tƣ vào các

công ty con; theo dõi kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn, quỹ và chi phí SXKD… của công ty con, công ty liên kết.

69

- Về thị trường: Công ty mẹ xây dựng và quản lý thƣơng hiệu, giúp công

ty con, công ty liên kết trong việc mở rộng thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại.

- Về công nghệ: Công ty mẹ định hƣớng, hƣớng dẫn việc đầu tƣ, đổi mới

công nghệ, áp dụng công nghệ mới, thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trƣờng, tổ chức, tổ chức quản lý chất lƣợng sản phẩm.

- Về tổ chức nhân sự: Công ty mẹ định hƣớng mô hình tổ chức quản lý

và nhân sự cấp cao của các công ty con, công ty liên kết; cử ngƣời đại diện quản lý phần vốn tại các công ty này.

- Về SXKD: Công ty mẹ chỉ đạo ngƣời đại diện phần vốn tại các công ty

con, công ty liên kết về chiến lƣợc phát triển và kế hoạch SXKD hàng năm của DN; tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của DN; tổ chức SXKD, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả; yêu cầu ngƣời đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình SXKD của DN.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 73)