Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 47)

- Tự ý thức: là mức độ cao nhất của nhận thức. Tự nhận thức là tự bản thân SV ý thức được về những cái mình đã nhận thức được trong cuộc sống cá nhân, có chức năng điều chỉnh nhận thức, điều chỉnh hành vi, thái độ của mình để hoàn thiện nhân cách. Tự nhận thức của SV phụ thuộc vào sự tự hiểu biết của SV về mục đích, ý nghĩa, vai trò của tự học, nội dung cách thức của tự học và các nhân tố ảnh hưởng tới tự học của bản thân. Từ đó SV biết tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của mình để đáp ứng mục tiêu của GD - ĐT.

- Thái độ tự học: là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩa tình cảm đối với ai hoặc với một sự kiện nào đó.

- Những thành phần bên trong của thái độ tự họcbao gồm: nhu cầu tự học; động cơ, mục đích tự học; hứng thú tự học; ý chí khắc phục khó khăn khi tự học và tính tự giác trong tự học.

+ Nhu cầu tự học: là cảm giác hay trạng thái thiếu hụt, mất cân bằng đòi hỏi tất yếu phải được thỏa mãn để tạo ra sự cân bằng, nó bao gồm: nhu cầu tự học để hoàn thành những nhiệm vụ học tập mà GV giao; như cầu mở rộng, nâng cao kiến thức; nhu cầu tự học để rèn luyện, hình thành nhân cách của người GV giỏi; nhu cầu tự học để khẳng định bản thân và phát triển nghề nghiệp. Từ đó mà SV có nhu cầu được học tập trong môi trường học tập thuận lợi, lành mạnh, có điều kiện cơ sở vật chất tốt. Nhu cầu học tập của SV ngày nay đã phát triển cao, SV ngày càng có tính tích cực, chủ động trong việc thỏa mãn nhu cầu bằng chính khả năng và trí tuệ của bản thân. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho SV tự học.

+ Động cơ, mục đích tự học:Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động để đạt được mục đích”. Để đạt được kết quả học tập cao, SV cần xác định mục tiêu học tập đúng đắn. Động cơ tự học là động lực thức đẩy, là nguyên nhân trực tiếp của hành động, tạo ra khát vọng hứng thú và tính tích cực học tập để giúp chủ thể vượt qua mọi trở ngại khó khăn, trở ngại để đạt được mục tiêu như vốn tri thức của bản thân chưa đầy đủ, khả năng nhận thức còn hạn chế, thiếu thời gian, phương tiện học tập, môi trường học tập. Chính nội dung tri thức sẽ làm nảy sinh trong SV trí tò mò, lòng ham hiểu biết khoa học, sự say mê tự học, tự nghiên cứu để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của bản thân.

+ Hứng thú tự học: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với hoạt động tự học, nó mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình thực hiện hoạt động tự học.

Hứng thú tự học biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê hấp dẫn của bản thân với nội dung hoạt động tự học. Hứng thú tự học làm nảy sinh khát vọng tự học, làm tăng hiệu quả của hoạt động tự học. Hứng thú tự học phụ thuộc vào ý nghĩa của vấn đề tự học.

- Ý chí khắc phục khó khăn trong tự học: “Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn”. Hoạt động tự học là hoạt động căng thẳng, nhiều khó khăn và phức tạp, đòi hỏi SV phải có ý chí, tức phải biết kiên trì khắc phục những khó khăn trở ngại bên ngoài cũng như bên trong để hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra, nghĩa là SV phải có ý thức thực hiện mục đích đã định một cách tự nguyện, tự giác.

+ Tính tự giác trong tự học: Người tự học phải có ý thức tự giác trong học tập nói chung và trong tự học nói riêng. Tự học là phải có mục đích rõ ràng, phải biết được kết quả cần đạt được trong quá trình luyện tập, tức là phải ý thức được các thành tích của hành động học tập sẽ phải tiến hành trong những mặt hạn chế của bản thân và tất nhiên phải có khát vọng đạt được mục đích đã đề ra. Tất cả những điều đã nói ở trên sẽ trở nên vô nghĩa nếu như chính bản thân người học không tích cực, không tự giác, không có mục đích và động cơ học tập và rèn luyện rõ ràng, cụ thể.

- Vốn tri thức: là yếu tố ảnh hưởng trược tiếp đến việc hình thành kỹ năng tự học của SV, nó biểu hiện ở mức độ hiện có về tri thức, kỹ năng mà SV đã được tích lũy. SV vận dụng những tri thức để giải quyết nhiệm vụ học tập đề ra dựa trên cơ sở những cái đã biết, đã hiểu rõ.

- Sức khỏe cá nhân: khỏe mạnh về tinh thần, thể lực và trí lực vì học tập sẽ tiêu hao một lượng lớn năng lượng của thần kinh, của cơ thể. Do đó SV phải bảo đảm một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái và trí tuệ minh mẫn mới tự học đạt kết quả cao.

1.5.2.Các yếu tố bên ngoài

- Chương trình đào tạo theo tín chỉ

Hình thức đào tạo theo tín chỉ có những ảnh hưởng tích cực tới tổ chức hoạt động tự học cho SV như: GV được phép rút ngắn thời gian lên lớp nhưng lại tăng thời gian chuẩn bị giáo án giờ giảng, do đó chất lượng giáo án tốt hơn; SV được chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập của mình một cách thích hợp nhất; thời gian học tập bộ môn của SV cũng có thể rút ngắn hoặc kéo dài tùy theo năng lực và điều kiện của từng người học; đặc biệt, với hình thức đào tạo này, SV có nhiều cơ hội ghi nhận và tích lũy kiến thức để đạt được kết quả mong muốn và học tập một cách chủ động.

- Giáo trình môn học thiết kế theo module

Với yêu cầu đổi mới dạy học trong giai đoạn hiện nay, giáo trình môn học trong các trường đại học cũng có sự đổi mới đáng kể, đặc biệt là việc biên soạn giáo trình theo module. Module trong dạy học là một đơn vị, một chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học, nó chứa đựng cả mục tiêu, nội dung, phương pháp và hệ thống các công cụ đánh giá kết quả dạy học. Nhờ các module này mà người học được dẫn dắt từng bước để đạt tới mục tiêu dạy học.

.- Nội dung, phương pháp, điều kiện và thời gian tự học ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển kỹ năng tự học.

+ Nội dung môn học ngày càng phong phú, đa dạng do sự phát triển của xã hội và đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Nếu SV chỉ tiếp thu tri thức trên lớp thì chưa đủ để hoàn thành mục tiêu môn học mà phải tự học, tự chiếm lĩnh tri thức.

+ Phương pháp giảng dạy của GV phải phù hợp với trình độ và đặc điểm tâm sinh lý cá nhân thì mới hình thành và phát triển kỹ năng tự học. Việc đổi mới phương pháp cũng phải phù hợp với trình độ tri thức và đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân là yếu tố tác động trực tiếp đến việc rèn luyện kỹ năng tự học cho SV nhằm phát huy tính tích cực, tự giác độc lập, sáng tạo của SV.

+ Điều kiện tự học là những trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học như: máy vi tính, máy chiếu projector, các đồ dùng trực quan khác, giáo trình, sách tham khảo, phòng học, thư viện … sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tự học của SV.

+ Thời gian tự học để tổ chức việc tự học đạt hiệu quả cao môn Tâm lí học, SV phải biết sắp xếp thời gian hợp lý theo điều kiện của bản thân một cách hợp lý. SV cũng phải biết sắp xếp thời gian tự học trên lớp, thời gian tự học ngoài giờ lên lớp và nghỉ ngơi hợp lý.

Tóm lại, việc tổ chức tự học cho SV chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Các yếu tố này không tách rời nhau mà tác động qua lại, quy định lẫn nhau, ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của quá trình tổ chức hoạt động tự học cho SV.

1.Tự học của SV là một bộ phận cốt lõi của việc học, là một thành phần của dạy. Tự học của SV ở trên lớp là quá trình SV tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập do GV đề ra trong các tình huống dạy học ở trên lớp. Tự học phản ánh tính chủ động, tích cực, độc lập và tự chủ nghiên cứu của SV trong quá trình học tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

2. Năng lực là khả năng thực hiện được các nhiệm vụ, công việc được giao trong mỗi nghề nghiệp nhất định, trên cơ sở các tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc trong nghề nghiệp đó. Tự học theo tiếp cận NL là một vấn đề mới nhưng có vai trò rất quan trọng.

3. Tổ chức hoạt động tự học cho SV chính là sự phối hợp chung giữa GV và SV trong quá trình học tập, trong đó dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển của GV giúp SV đạt được mục tiêu bài học.

4. Tổ chức hoạt động tự học môn Tâm lí học cho SV theo tiếp cận năng lực là tổ chức cho SV học tập môn Tâm lí học theo định hướng đầu ra, tức là phải hình thành được ở SV năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực nhân cách để đáp ứng nhu cầu thực tiễn DH ở trường THPT. Trong DH theo tiếp cận năng lực, GV chỉ là người tổ chức, hỗ trợ SV tự lực và tích cực chiếm lĩnh tri thức.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w