Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động tự họcmôn Tâmlí học theo tiếp cận NL cho SV Sư phạmTrường Đại học Hùng Vương.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 86)

i. Kĩ năng giải bài tập thực hành

3.2.1. Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động tự họcmôn Tâmlí học theo tiếp cận NL cho SV Sư phạmTrường Đại học Hùng Vương.

NL cho SV Sư phạmTrường Đại học Hùng Vương.

Việc ứng dụng mô hình NL trong tổ chức tự học cần tiến hành theo các bước:

Bước 1: Chuẩn bị tự học

* Nghiên cứu hệ thống chuẩn đầu ra của SV Sư phạm trong các trường Đại học.

Nghiên cứu hệ thống tiêu chuẩn NL của giáo viên THPT có vai trò định hướng trong lập kế hoạch, tổ chức tự học và đánh giá năng lực tự học của sinh viên. Từ đó GV có thể xác định mục tiêu, phương pháp, biện pháp hình thành và cách thức kiểm tra, đánh giá NL tự học của SV.

* Phân tích chương trình môn Tâm lí học

Việc phân tích chương trình dạy học giúp GV xác định có thể khai thác mặt mạnh, lợi thế của môn học như thế nào để hình thành năng lực tự học cho sinh viên. Ví dụ: GVcó thể khai thác chương trình Tâm lí học để vừa hình thành NL giải quyết vấn đề, vừa hình thành NL hoạt động thực tiễn (dạy học, giáo dục) cho SV. Các môn phương pháp giảng dạy giúp SV lên kế hoạch thực hành tự rèn luyện tay nghề, tự kiểm tra đánh giá.

* Phân tích đặc điểm và đánh giá năng lực tự học của sinh viên.

Sinh viên là chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo trong quá trình học tập trong các trường đại học. Sinh viên có đặc điểm tâm lý-xã hội chung của người trưởng thành và có đặc điểm riêng của SV sư phạm. Họ có ý thức trách nhiệm, lý tưởng và sự tự tin. Họ đã có những kinh nghiệm nhất định trong thực tế cuộc sống và nghề nghiệp, tuy nhiên những kinh nghiệm này còn hạn chế. Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học đã được hình thành, tuy nhiên NL tự xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp học tập, sự nỗ lực ý chí để đạt mục tiêu đã đề ra chưa phát triển thành NL tự học bền vững. Môi trường học tập ở đại học đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi khả năng thích ứng, ý chí, tính kế hoạch, sự thông minh để hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện lý tưởng nghề nghiệp của mình. Việc đánh giá năng lực tự học của SV thông qua nghiên cứu hồ sơ học tập, trao đổi quan sát…giúp giáo viên có thông tin xác định về từng em và từ đấy lên kế hoạch tổ chức tự học cho phù hợp.

* Lập kế hoạch tổ chức tự học cho sinh viên.

Kế hoạch tổ chức tự học được thể hiện trong kế hoạch bài giảng và kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong các kế hoạch này, mục tiêu học tập của sinh viên phải bao gồm mục tiêu hình thành NL tự học. Mục tiêu này phải làm rõ công việc SV cần thực hiện, điều kiện thực hiện (các nguồn lực, môi trường học tập.) và tiêu chuẩn, tiêu chí của sự thực hiện (trình độ cần đạt). Việc phân tích nội dung chương trình giúp GV xác định hệ thống kiến thức và kĩ năng SV cần lĩnh hội, qua đó thiết kế các hoạt động, bài tập, các tình huống DH. Cần tiến hành để SV tự lực khám phá kiến thức và rèn luyện kĩ năng tương ứng. Việc đưa ra tiêu chuẩn, tiêu chí của sự thực hiện giúp hình thành NL tự đánh giá.

* Chuẩn bị các tài liệu và phương tiện hướng dẫn tự học.

Các tài liệu có thể là các phiếu học tập phiếu hướng dẫn thực hiện công việc, phiếu đánh giá, các câu hỏi kiểm tra, đánh giá, các bài tập tình huống…Các phương tiện dạy học có thể là Wedsite, các ứng dụng công nghệ thông tin và tài liệu tham khảo để tự học.

Bước 2: Tổ chức tự học.

* Tổ chức tự học trên lớp: tổ chức tự học trên lớp được thực hiện dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của hoạt động dạy của GV.

- Mở bài:

Mở bài có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức tự học. Việc nêu mục tiêu bài học giúp SV ý thức được kết quả học tập phải đạt và nỗ lực ý chí để thực hiện mục tiêu. Hoạt động vào bài hấp dẫn, có tính vấn đề tạo hứng thú học tập. GV nêu chủ đề bài học và phân tích ý nghĩa của bài học với nghề nghiệp, cuộc sống tạo động cơ học tập tích cực cho SV.

- Hướng dẫn sinh viên giải quyết vấn đề.

Tổ chức và hướng dẫn SV nghiên cứu kiến thức liên quan để thực hiện công việc. Nhiệm vụ của GV là nêu nhiệm vụ, hỗ trợ tài liệu, hướng dẫn phương pháp học tập, tổ chức hoạt động học tập cho SV: vấn đáp, giải quyết bài tập tình huống, thảo luận nhóm…cho SV trình bày và đánh giá kế quả hoạt động học tập.

Hướng dẫn SV thực hiện công việc. Đầu tiên GV hướng dẫn SV các thao tác, các công cụ để hoàn thành nhiệm vụ làm ra các sản phẩm cụ thể, sau đó sinh viên làm các bài tập thực hành để rèn luyện cho tới khi thực hiện thành thạo công việc được giao. Việc thực hành được tiến hành từ rèn luyện theo mẫu chuyển sang rèn luyện phối hợp kĩ năng và vận dụng kĩ năng trong những tình huống khác nhau. Việc thực hành được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như là cả lơp, nhóm, cá nhân, chính khóa hoặc ngoại khóa. Đầu tiên có sự hướng dẫn của giáo viên sau đó là tự rèn luyện theo nhóm hoặc cá nhân. Mức độ giám sát của GV giảm dần. Kết hợp nhiều cách đánh giá: đánh giá của GV, đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá.

- Kết luận.

+ Tổng kết những nội dung cơ bản trong bài học dưới nhiều hình thức khác nhau. Lúc này GV có thể yêu cầu SV tóm tắt kết quả bài học dưới dạng sơ đồ, mô hình, graph…

+ Phản hồi hai chiều: GV đánh giá tinh thần học tập của SV và lắng nghe ý kiến phản hồi của V. Thông qua đó để tự hoàn thiện, tự điều chỉnh hoạt động dạy và học của mình.

+ Hướng dẫn tự học cho SV:

Giao nhiệm vụ tự học: các nhiệm vụ học tập được giảng viên cụ thể hóa bằng các bài tập mà sinh viên phải thực hiện. Có thể là bài tập lý thuyết hay bài tập thực hành; các tiêu chuẩn về kết quả thực hiện; yêu cầu về thời gian và cách thức tiến hành; tài liệu tham khảo và các phương tiện học tập được sử dụng. Bài tập tự học có thể được GV giao trực tiếp hoặc biên soạn trên tài liệu phát cho SV trong quá trình giao bài tập.

- Hướng dẫn cách thực hiên bài tập: Sự hướng dẫn này có thể tiến hành trực tiếp hoặc trong phiếu giao bài tập. GV cần nêu rõ các tiêu chí đánh giá, xác định thời gian nộp kết quả bài tập và thông báo tất cả những điều đó cho sinh viên ngay sau khi giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu. GV cần hỗ trợ tài liệu nghiên cứu, hoặc giới thiệu địa chỉ tìm tài liệu mà SV cần đọc, cần nghiên cứu. Hướng dẫn cách thức tìm kiếm, xử lý thông tin khi tự học, tự nghiên cứu.

* Tổ chức hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp.

Trong đào tạo theo tín chỉ Sau khi nhận nhiệm vụ trên lớp, GV yêu cầu bầu nhóm trưởng để hỗ trợ GV điều hành tự học ngoài giờ lên lớp. Nhiệm vụ của các em là nhắc nhở hoạt động tự học của SV trong nhóm. Hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch tự học với mục tiêu, công việc, thời gian và sản phẩm cụ thể là biện pháp hiệu quả trong tổ chức tự học.

Bước 3. Đánh giá kết quả tự học nhằm thu thập thông tin ngược về kết quả học tập của SV. Việc phối hợp đánh giá của GV, đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm và góp phần hình thành NL tự học cho SV.

Hướng dẫn SV tự đánh giá

Lập kế hoạch tự học của SV và KHTC tự học của GV Đánh giá của giá của GV

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w