1.4.1.1. Khái niệm năng lực
Năng lực (competency) bắt nguồn gốc từ tiếng La tinh “competentia”. Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được hiểu như sự thành thạo, thực hiện của cá nhân đối với một công việc.
Năng lực là thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả của các cá nhân bằng hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tính huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động [11].
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động có kết quả tốt [22].
Dưới góc độ tâm lý, NL là một cấu tạo tâm lý phức tạp, đó là một tổ hợp các thuộc tính cá nhân phù hợp với các yêu cầu của một hoạt động và bảo đảm cho hoạt động đó đạt hiệu quả. Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ của chủ thể.
Dước góc độ GD - ĐT, NL được hiểu là một người nào đó sau khi được GD thì thực hiện những nhiệm vụ và công việc của nghề nghiệp chuyên môn, đảm bảo đúng những tiêu chuẩn và yêu cầu đặt ra.
Như trên đã phân tích, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến NL, bao giờ người ta cũng nói đến NL thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó như NL toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực giảng dạy của hoạt động giảng dạy... ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung lại thì NL nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố: Tri thức chuyên môn,kỹ năng hành nghề, thái độ đối với nghề.
Như vậy, năng lực là khả năng có sẵn hay có được do trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện để thực hiện có hiệu quả một hoạt động nào đó.
Năng lực khác với kiến thức và kinh nghiệm, song giữa kiến thức và năng lực có mối quan hệ hỗ trợ qua lại không thể tách rời. Năng lực được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, thông thường, năng lực bao gồm: năng lực tái tạo và năng lực sáng tạo. Ở trình độ tái tạo, chủ thể chỉ tiến hành hoạt động có kết quả khi làm theo mẫu có sẵn. Với trình độ sáng tạo, chủ thể tiến hành hoạt động theo cách thức mới với hiệu quả cao hơn [14,37,39]
1.4.1.2. Mô hình cấu trúc năng lực
a) Theo Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường cấu trúc năng lực thực hiện bao gồm: [11,28]
- Năng lực chuyên môn (Professional competency): là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt nội dung. Trong đó, khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình.
- Năng lực phương pháp (Methodical competency): là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề.
- Năng lực xã hội (Social competency): là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác.
- Năng lực cá thể (Individual competency): là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các ứng xử và hành vi.
NL cá thể NL chuyên môn
NL phương pháp NL xã hội
NL hành động nghề nghiệp
Các thành phần cấu trúc của năng lực
Mô hình cấu trúc năng lực trên đây được cụ thể hóa trong từng lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp khác nhau. Theo Bernd Meier năng lực giáo viên bao gồm những nhóm cơ bản sau: năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực đánh giá, chẩn đoán và tư vấn; năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học. Những NL này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở kết hợp các năng lực này. [11,29]
Hiện nay, quan niệm về cấu trúc năng lực bao gồm: NL chung (cốt lõi) và NL chuyên biệt, cụ thể được sử dụng rộng rãi.
- Năng lực chung: Là năng lực cơ bản, thiết yếu giúp cho con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Là năng lực được hình thành và phát triển do nhiều môn học khác nhau.
* Để xác định năng lực chung cần xác định:
-Yêu cầu phát triển của một đất nước trong một giai đoạn cụ thể đặc biệt là yêu cầu về nguồn nhân lực.
- Thực trạng NL của HS nói riêng và người lao động nói chung.
- Xu thế quốc tế về phát triển NL cho HS nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
* Các năng lực chung cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Khả năng hữu ích của NL đó với tất cả các thành viên trong cộng đồng.
- NL đó phải tuân thủ (phù hợp) với các giá trị đạo đức, kinh tế, văn hóa và quy ước của xã hội.
1.4.1.3.Tiếp cận NL trong đào tạo giáo viên
Ngày nay, việc phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT nói riêng rất được quan tâm. Điểm trung tâm của những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực được mọi người nhất trí và chú trọng tập trung vào hai chủ đề chính: “Học tập và nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ” [3]. Con đường tốt nhất để thực hiện hai nhiệm vụ trên chính là tiếp cận theo NL thực, cách làm này hiện nay rất phổ biến trên toàn thế giới.
Những kỹ năng mà GD theo NL mang lại là các nhóm kỹ năng cốt lõi và những kiến thức, thái độ, kỹ năng “mềm” được đòi hỏi bởi nơi làm việc ở thế kỷ XXI. Những kỹ năng này cần thiết cho sự thành công nghề nghiệp tại tất cả các cấp độ làm việc và cho sự thành công tại tất cả các cấp độ GD khác nhau. Mô hình này thể hiện 6 kỹ năng khác nhau và được phân thành 6 nhóm:
Nhóm 1: Những kỹ năng về năng lực cơ bản: đọc, viết, tính toán
Nhóm 2: Những kỹ năng truyền đạt: nói, nghe
Nhóm 3: Những kỹ năng về năng lực thích ứng: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.
Nhóm 4: Những kỹ năng phát triển: tự trọng, động viên và xác định mục tiêu, hoạch định sự nghiệp.
Nhóm 5: Những kỹ năng về hiệu quả của nhóm: quan hệ qua lại giữa các cá nhân, làm việc đồng đội, đàm phán.
Nhóm 6: Những kỹ năng tác động, ảnh hưởng: hiểu biết văn hóa tổ chức, lãnh đạo tập thể.
Xuất phát từ lĩnh vực đào tạo nghề, năng lực ngày nay phát triển rộng rãi trong mọi loại hình đào tạo nhằm mục đích chuẩn bị lực lượng lao động cho nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu. Các học giả, các nhà GD và các nhà tuyển dụng xem đây là cách có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, được ủng hộ mạnh mẽ nhất để cân bằng GD, đào tạo và những đòi hỏi tại nơi làm việc. Những nhà GD sử dụng mô hình năng lực như là những phương tiện để xác định và gắn kết những đòi hỏi của thực tiễn trong quá trình GD - ĐT.
Tiếp cận theo NL có những ưu thế so với các cách tiếp cận khác nên thuận lợi hơn trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Những ưu điểm đó là:
Thị trường Lao động
Cơ sở
Đào tạo
Năng lực cần tiếp cận (APEC)
Năng lực
- Tiếp cận NL cho phép cá nhân hóa việc học: Trên cơ sở mô hình NL, người học sẽ bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.
- Tiếp cận NL chú trọng vào kết quả đầu ra;
- Tiếp cận NL tạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới những kết quả đầu ra: theo những cách thức riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cá nhân;
- Tiếp cận NL còn tạo khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành quả.
Việc chú trọng vào kết quả đầu ra và những tiêu chuẩn đo lường khách quan của những NL cần thiết để tạo ra các kết quả này là điểm được các nhà hoạch định chính sách GD, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt quan tâm nhấn mạnh.
Năng lực cùng với thị trường lao động và cơ sở đào tạo tạo thành một guồng quay để tạo ra sản phẩm là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đây được xem như ba bộ phận trong cùng một hệ thống có quan hệ khăng khít không thể tách rờinhau.
Đối với SV, tốt nghiệp ra trường chưa phải là hết, để thành công trong công tác thì họ phải cố gắng rất nhiều vì học tại nơi làm việc là sự tiếp tục việc học ở trường do sự biến đổi của xã hội ngày nay rất nhanh. SV sau khi ra trường đi làm,
các em phải đối mặt với biết bao tình huống thực tế cần giải quyết, các em phải có khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức hết tình huống này đến tình huống khác. Vì vậy đòi hỏi SV phải có sự chuẩn bị để thích ứng với môi trường công việc.[30].
SCANS đưa ra hệ thống 5 năng lực và 3 phần cơ bản của các kỹ năng cùng những phẩm chất cá nhân cần thiết cho thực hiện công việc. Chúng bao gồm:
Các năng lực : người làm việc cần có để có thể sử dụng một cách hữu hiệu - Nguồn lực: thời gian, tiền bạc, nguyên liệu, không gian và đội ngũ.
- Năng lực hợp tác: làm việc nhóm, dạy người khác, phục vụ, lãnh đạo, đàm phán và làm việc tốt với mọi người đến từ các nền văn hóa khác nhau.
- Năng lực thông tin: thu nhận và đánh giá dữ liệu, lập và lưu giữ thông tin, giải thích và truyền đạt thông tin, xử lý thông tin bằng máy tính.
- Năng lực hệ thống: hiểu các hệ thống xã hội, tổ chức và kỹ thuật, thực hiện kiểm tra và điều chỉnh các hệ thống thiết kế hay cải tiến chúng.
- Năng lực kỹ thuật: chọn lựa thiết bị hay công cụ, ứng dụng kỹ thuật cho những hoạt động đặc biệt, những kỹ thuật duy trì và xử lý sự cố.
Những kỹ năng nền tảng mà năng lực đòi hỏi: - Các kỹ năng cơ bản: đọc, viết, tính toán, nói, nghe
- Các kỹ năng tư duy: tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thấy vấn đề, biết cách học và lập luận.
- Phẩm chất cá nhân: trách nhiệm cá nhân, tự trọng, thân thiện, tự quản và chính trực.[31].