- Quy trình tạo thông tin phản hồ
a. Mục đích, ý nghĩa
3.2.4. Hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch tự học một cách khoa học.
* Mục đích ý nghĩa
Lập kế hoạch tự học giúp SV làm việc một cách có kế hoạch, học tập một cách có kế hoạch nhằm đạt hiệu quả cao nhất của hoạt động tự học. Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch tự học nhằm mục đích giúp SV hình thành được kỹ năng lập kế hoạch tự học và hình thành được kỹ năng lập kế hoạch tự học nói chung.
Kết quả học tập của SV nói riêng phụ thuộc khá nhiều vào việc lập kế hoạch tự học, vào việc SV xác định khối lượng tri thức cần tiếp thu, những kỹ năng cần được hình thành và rèn luyện và khoảng thời gian cần để lĩnh hội những tri thức đó, thực hành những kỹ năng đó, đồng thời đòi hỏi SV phải biết tổ chức lao động trí óc của mình một cách khoa học, hợp lý.
Việc lập kế hoạch tự học và tổ chức lao động trí óc để thực hiện kế hoạch tự học một cách có hiệu quả đòi hỏi ở sinh viên phải có tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo.Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học và nâng cao hiệu quả hoạt động tự học đòi hỏi người GV phải hướng dẫn những tri thức cơ bản về kế hoạch hóa hoạt động tự học cho SV, giúp họ phát huy hết NL tự học của mình. Tuy nhiên, kế hoạch tự học của SVchỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đảm bảo được những yêu cầu sau:
- Kế hoạch tự học phải có sự kết hợp giữa những điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch.
- Khi lập kế hoạch tự học, SV phải lưu ý phối hợp hài hòa, hợp lý giữa các công việc, đảm bảo luân phiên giữa học tập và nghỉ ngơi nhằm chống lại tư tưởng “dễ dãi”, “xuề xòa” trong công việc.
- Kế hoạch phải đảm bảo thực hiện được mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời để có những biện pháp điều chỉnh hợp lý. Kết quả thu được từ mối liên hệ ngược sẽ là cơ sở cho hoạt động điều khiển, điều chỉnh kế hoạch, đồng thời giúp cho khâu tự đánh giá của SV trong quá trình tự học được chuẩn xác.
- Kế hoạch tự học phải đảm bảo tỉ lệ 1 giờ học trên lớp phải có ít nhất 1 giờ tự học ở nhà tương ứng. Theo quy định của học chế tín chỉ thì 1 giờ học trên lớp phải được chuẩn bị bằng 2 giờ học ở nhà, có nghĩa là SV phải tự học nhiều hơn, phải tích cực, tự giác trong học tập nhiều hơn.
* Cơ sở để xây dựng kế hoạch tự học
- Căn cứ vào đặc điểm tình hình nhiệm vụ học tập của lớp, của khoa, của trường, của học kỳ.
- Căn cứ vào thời khóa biểu của học kỳ, vào lịch trình giảng dạy, thực tế, thực tập, thời gian nghỉ tết, nghỉ lễ, thời gian nghỉ ôn thi, thi hết học phần,...
- Căn cứ vào mục tiêu của môn học, chương học, bài học.
- Căn cứ vào quỹ thời gian học tập và sinh hoạt của cá nhân sinh viên. - Căn cứ vào những yêu cầu chuyên môn do giảng viên đề ra.
- Căn cứ vào trình độ, điều kiện sức khỏe, hoàn cảnh của từng cá nhân để xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Kế hoạch tự học phải tính đến dự kiến những tình huống có thể xảy ra.
* Quy trình hướng dẫn SV hình thành kỹ năng lập kế hoạch tự học
Bước 1: Hướng dẫn SV liệt kê những việc phải làm trong ngày và phải hiểu rõ sự cần thiết phải làm việc có kế hoạch, giúp họ nhận thức rõ vai trò của việc tổ chức một cách khoa học lao động trí óc, từ đó hình thành nhu cầu lập kế hoạch tự học cho bản thân.
Bước 2: Sinh viên dự định và phân chia thời gian cho từng công việc sao cho khoa học, hợp lý.
Bước 3: Sinh viên lập kế hoạch hành động đối với từng công việc.
Bước 4: Thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra
Thực hiện kế hoạch đòi hỏi SV phải có tính kiên trì nhẫn nại, khắc phục khó khăn và phải có ý chí vượt khó, phải có bản lĩnh vững vàng và có nguyên tắc hoạt động tuân theo kế hoạch đã đề ra. Việc thực hiện kế hoạch đòi hỏi SV phải có tính linh hoạt sáng tạo khi hoàn cảnh thay đổi, đồng thời phải có thời gian dự trữ để khắc phục khó khăn, đảm bảo cho kế hoạch không bị phá vỡ.
Bước 5: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
- Giảng viên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của sinh viên bằng kết quả thực hành trên lớp hoặc bằng giáo án mà SV đã chuẩn bị.
- Tổ, nhóm kiểm tra kế hoạch của cá nhân.
- Cá nhân tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của mình.
Trong ba hình thức kiểm tra trên thì tự kiểm tra của sinh viên có vai trò quan trọng nhất.
* Điều kiện để thực hiện quy trình
- Giảng viên cần giúp SV nắm vững được kế hoạch tổng thể chung của khoa, của trường, kế hoạch học tập chung của tập thể lớp, kế hoạch học tập của bộ môn, trên cơ sở đó, họ xây dựng được kế hoạch học tập bộ môn cho cá nhân.
- Kế hoạch học tập bộ môn phải nằm trong kế hoạch tự học của SV.
- Sinh viên phải lượng giá được khối lượng công việc trong học tập và thời gian tiến hành.
- Sinh viên phải có tính tự giác, tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện kế hoạch, đặc biệt là sinh viên phải có ý chí vượt khó nhằm khắc phục khó khăn trong tự học.
- Sinh viên phải có kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả của việc thực hiện kế hoạch của mình.