Thực trạng tổ chức hoạt động dạy họcmôn Tâmlí học theo tiếp cận năng lực ở trường Đại học Hùng Vương ( Khảo sát giảng viên)

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 74)

i. Kĩ năng giải bài tập thực hành

2.2.2.Thực trạng tổ chức hoạt động dạy họcmôn Tâmlí học theo tiếp cận năng lực ở trường Đại học Hùng Vương ( Khảo sát giảng viên)

2.2.2.1. Nhận thức về dạy học theo tiếp cận năng lực

Với câu hỏi: “ Theo thầy (cô) thế nào là dạy học theo tiếp cận năng lực?” kết quả thu được như sau:

Bảng 2.16. Nhận thức về dạy học theo tiếp cận năng lực

Lựa chọn Trường LC1 (%) LC2 (%) LC3 (%) LC4 (%) LC5 (%) LC6 (%) ĐH Hùng Vương 0 0 0 0 0 100 Chú giải:

LC1. Mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết, cụ thể, có thể quan sát được LC2. Nội dung dạy học là các kiến thức, kỹ năng, thái độ theo tiêu chuẩn nghề nghiệp.

LC3. Phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống và nghề nghiệp.

LC4. Phương thức đào tạo linh hoạt theo điều kiện và năng lực của SV để đạt kết quả đầu ra.

LC5. Đánh giá kết quả học tập theo tiêu chuẩn nghề nghiệp LC6. Tất cả các ý kiến trên

Kết quả khảo sát cho thấy 10/10 GV đều chọn đáp án từ 1 đến 6. Điều này cho thấy GV Bộ môn Tâm lí giáo dục Trường Đại học Hùng Vương đã có hiểu biết về dạy học theo tiếp cận năng lực.

Thời gian gần đây, Ban Giám hiệu của Trường Đại học Hùng Vương đã có triển khai đến các khoa để xây dựng chuẩn đầu ra cho các mã ngành đào tạo. Tuy nhiên việc này mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo nói chung còn từng chuyên ngành cụ thể, từng môn học cụ thể chưa có.

2.2.2.2. Nhận thức về tự học theo tiếp cận năng lực

Bảng 2.17. Nhận thức về tự học theo tiếp cận năng lực

Lựa chọn

GV LC1(%) LC2(%) LC3(%) LC4(%) LC5(%) LC6(%)

ĐH Hùng Vương 10 50 10 20 10 0

Chú giải:

LC 1. Là biện pháp tổ chức tự học giúp SV giải quyết nhiệm vụ môn học LC 2. Là hoạt động phối hợp giữa GV và SV nhằm hướng dẫn, tổ chức, điều khiển hoạt động tự học của SV, giúp SV đạt được năng lực theo tiêu chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu xã hội.

LC 3. Là phương pháp dạy học theo định hướng kết quả đầu ra

LC 4. Là việc GV tiến hành các biện pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác học tập của SV.

LC 5. GV hướng dẫn SV lập kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ học tập. LC6. Ý kiến khác

Tỷ lệ GV chọn đáp án đúng là 5/10. Như vậy, hầu hết các GV đều nhận thức được về hoạt động tự học theo tiếp cận năng lực.Tuy nhiên nhận thức này chưa đầy đủ và chính xác.

2.2.2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của tổ chức tự học theo tiếp cận NL

Với câu hỏi tiếp theo mà chúng tôi đưa ra là: “ Theo thầy ( cô) dạy học môn Tâm lí học theo tiếp cận năng lực có ưu điểm gì?” với tám đáp án lựa chọn, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.18.Nhận thức về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động tự học theo tiếp cận năng lực.

Lựa chọn GV LC1 (%) LC2 (%) LC3 (%) LC4 (%) LC5 (%) LC6 (%) LC7 (%) LC8 (%) ĐH Hùng Vương 0 0 0 0 0 10 10 80 Chú giải:

LC1. Sinh viên tiếp cận kiến thức nhanh, nhiều hơn

LC2. Phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo trong đào tạo

LC3. Có phương pháp giải quyết tình huống thực tiễn nghề nghiệp LC4. Có cơ hội được trải nghiệm

LC5. Có kỹ năng nghiên cứu, tự học suốt đời

LC6. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học theo tiêu chuẩn nghề nghiệp LC7. Tính thực tiễn cao trong đào tạo

LC8.Tất cả các ý kiến trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ GV chọn đáp án “Tất cả các ý kiến trên” là 8/10. Điều đó cho thấy, thầy ( cô) thấy được những ưu điểm rất lớn của việc dạy học theo tiếp cận năng lực mang đến cho người học.

2.2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức tự học theo tiếp cận năng lực

Để tìm hiểu xem yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tổ chức tự học môn Tâm lí học chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Hãy xếp thứ tự từ 1-11 về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả tự học môn Tâm lí học của bạn ( trong đó mức độ 1 là mức

độ ảnh hưởng lớn nhất)”.Với các đáp án: 1. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ, 2. Chương trình môn học, 3. Giáo trình và tài liệu tham khảo, 4. Điều kiện học tập ( điều kiện sống, thư viện, cơ sở vật chất…),5.Thời lượng học tập, 6. Phương pháp giảng dạy của GV, 7. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV, 8. Phương pháp học tập của SV, 9. Ý chí học tập của SV, 10. Hứng thú đối với môn học.

Kết qủa thu được chúng tôi thấy: hầu hết GV cho rằng có ba yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tổ chức tự học môn Tâm lí học theo tiếp cận năng lực là: Phương pháp học tập của SV, Ý chí học tập của SV, Hứng thú đối với môn học. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tự học là điều kiện học tập. Phỏng vấn SV họ cho rằng: yếu tố khách quan ảnh hưởng lớn nhất là hệ thống đào tạo theo tín chỉ, thời lượng học tập và chương trình môn học. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất là ý chí và phương pháp học tập của SV. Nhìn chung ý kiến của GV và SV về vấn đề này tương đối thống nhất. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi xây dựng biện pháp tổ chức cho SV theo cách tiếp cận này.

2.2.2.5. Thực trạng tổ chức tự học môn Tâm lí học theo tiếp cận năng lực

Quan điểm dạy học trước kia : GV là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình dạy học, SV tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn. Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn. Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình. Vì vậy khi giảng dạy chương trình Tâm lí học GV đã bộc lộ hạn chế:

- Quá nặng về nội dung kiến thức, rất ít kĩ năng.

- Sinh viên đi thực tập sư phạm gặp nhiều khó khăn lúng túng khi phải ứng xử các tình huống sư phạm.

Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Đại học, đồng thời khắc phục những hạn chế trên, thời gian gần đây GV Bộ môn Tâm lí giáo dục Trường Đại học Hùng Vương đã có sự thay đổi trong cách dạy cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Ngoài nội dung kiến thức cơ bản trong chương trình, GV đã chú trọng đến kĩ năng nghề nghiệp của giáo viên.100% GV khẳng định rằng đã chú trọng phát triển NL cho SV,

tuy nhiên việc thực hiện chưa được bài bản, khoa học bởi mỗi GV có những cách thiết kế bài giảng khác nhau, chưa có sự thống nhất.

2.2.2.6. Các biện pháp phát triển năng lực tự học môn Tâm lí học theo tiếp cận năng lực

Để tìm hiểu GV Bộ môn Tâm lí giáo dục đã sử dụng các biện pháp nào để phát triển năng lực tự học môn học, chúng tôi tiến hành khảo sát xin ý kiến của 10 GV. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.19.Các biện pháp phát triển năng lực tự học môn Tâm lí học theo tiếp cận năng lực

Mức độ Biện pháp Rất thường xuyên (%) Thường xuyên (%) Thỉnh thoảng((% ) Ít Khi (%) Không bao giờ (%)

1.Thông báo trước nội dung

sắp học 10 70 20 0 0

2.Làm rõ kết quả học tập cần

đạt với những tiêu chí cụ thể 30 40 30 0 0

3.Phân tích ý nghĩa bài học, mônhọcvới nghề nghiệp

tương lai 10 60 30 0 0

4.Cho biết yêu cầu, SV tự nghiên cứu nội dung bài mới, đặt câu hỏi, tóm tắt nội dung bài học.

0 30 50 20 0

5.Giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo và hướng dẫn cách học cho SV

20 80 0 0 0

6.Hướng dẫn SV làm việc theo nhóm, thảo luận nội dung bài học

10 20 50 20 0

7. Khai thác nội dung bài học để xây dựng bài tập, bài tập tình huống

20 40 30 0 0

8.Vận dụng đa dạng hình thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tổ chức dạy học 0 20 50 30 0

9.Hướng dẫn SV tự kiểm tra,

đánh giá 0 20 60 20 0

10.Ứng dụng công nghệ thông tin trong hướng dẫn tự học

0 0 30 30 40

11.Viết giáo trình môn học

theo module 0 50 40 10 0

Như vậy, qua kết quả thu được cho thấy GV Bộ môn Tâm lí giáo dục đã sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để tổ chức tự học cho SV theo tiếp cận năng lực. Một số biện pháp mà GV thường xuyên sử dụng là: Giới thiệu giáo trình, tài liệu

tham khảo và hướng dẫn cách học cho SV chiếm 80%, phân tích ý nghĩa bài học, môn học với nghề nghiệp tương lai chiếm 60%, Viết giáo trình môn học theo module chiếm 50%. Biện pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong hướng dẫn tự học chưa được GV sử dụng thường xuyên, điều này được lí giải như sau: Nội dung môn học Tâm lí học đại cương chưa được lập Website riêng, là trường miền núi nên hệ thống thư viện điện tử chưa đáp ứng được hết nhu cầu của SV.

Như vậy, các biện pháp phát triển năng lực tự học cho SV rất đa dạng và phong phú, có những biện pháp được sử dụng với mức độ thường xuyên và rất thường xuyên cao còn một số biện pháp được dùng ít hơn. Điều này chứng tỏ GV đã căn cứ vào tình hình thực tế mà áp dụng các biện pháp cho phù hợp.

2.2.2.7.Những khó khăn mà GV gặp phải khi tổ chức tự học theo tiếp cận năng lực

Bảng 2.20. Những khó khăn mà GV gặp phải khi tổ chức tự học theo tiếp cận năng lực

Lựa chọn GV LC1 (%) LC2 (%) LC3 (%) LC4 (%) LC5 (%) LC6 (%) LC7 (%) LC8 (%) ĐH Hùng Vương 30 20 30 20 10 30 40 60 Chú giải:

LC1. SV đã quen với cách dạy truyền thống của GV

LC2.Bản thân chưa ý thức được việc học tập môn Tâm lí học LC3. Kỹ năng tự học còn yếu.

LC4. Không hứng thú với việc tổ chức tự học này

LC5. Không đủ điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị học tập LC6. Thiếu sự chỉ dẫn của GV.

LC7. Tốn nhiều thời gian và công sức.

LC8. SV chưa hiểu rõ về dạy học và tự học theo tiếp cận NL

Khó khăn lớn nhất mà SV gặp phải khi tự học theo tiếp cận NL đó là: “SV chưa hiểu rõ về dạy học và tự học theo tiếp cận NL” chiếm 60%, “Kỹ năng tự học của SV còn yếu” chiếm 50% “Tốn nhiều thời gian và công sức” chiếm 40%. Những khó khăn xếp ở thứ bậc cuối là: “Không đủ điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị học tập”, “Bản thân chưa ý thức được việc học tập môn Tâm lí học”.

Thực tế cho thấy, DH theo tiếp cận NL mới áp dụng ở nước ta vài năm trở lại đây, vì thế lý luận về vấn đề này còn ít, chưa phổ biến rộng rãi. Đặc biệt, trong các Đại học ở tỉnh lẻ, việc tiếp cận và hiểu sâu về dạy học theo tiếp cận NL còn là vấn đề hoàn toàn mới. Ngoài ra, một khó khăn nữa mà GV và SV gặp phải đó là kỹ năng tự học của SV còn yếu, đây là điều dễ hiểu, bởi vì SV từ xưa tới nay với cách dạy, cách học truyền thống, chưa thực sự lôi cuốn SV có thái độ tích cực, tự giác trong tự học, SV chưa tự trang bị cho mình những kỹ năng tự học cơ bản, điều này gây ra những khó khăn nhất định cho GV khi muốn tổ chức hoạt động tự học theo tiếp cận NL.

Khi chúng tôi hỏi “ Thầy có đề xuất gì cho Nhà trường, cho giảng viên trong việc phối hợp nhiều biện pháp để tổ chức tự học cho SV theo tiếp cận năng lực?”, nhận được ý kiến như sau:

“ Nhà trường có phòng học đa năng để SV học những buổi thực hành hiệu quả, đầu tư kinh phí để GV có thể thành lập các trang Website cho các môn học, cho xây dựng lại chương trình theo định hướng đầu ra. GV thiết kế bài giảng dựa trên chương trình khung, phù hợp từng môi trường và khả năng bản thân”. ( Thầy Trần Đình Chiến- Trưởng Bộ môn Tâm lí giáo dục)

Tóm lại, có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng tới việc tổ chức hoạt động tự học môn Tâm lí học cho SV ở Trường Đại học Hùng Vương theo tiếp cận NL.Để khắc phục được tình trạng này Trường Đại học Hùng Vương cần nâng cao năng lực đổi mới phương pháp dạy học cho GV, có cơ chế chính sách và môi trường để họ thay đổi thói quen. Đồng thời Nhà trường chú ý đến việc bổ sung giáo trình, tài liệu tham khảo cho thư viện, cải tạo cơ sở vật chất hạ tầng.

Tiểu kết chương 2

1. Nắm bắt xu hướng chung của thế giới và trong nước, Trường Đại học Hùng Vương chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ với định hướng chuẩn năng lực. Theo đó SV cần phải đạt được những tiêu chuẩn nghề nghiệp để tồn tại được trong thế giới việc làm sau này. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ đặt ra yêu cầu cao với sự phát triển năng lực, đòi hỏi SV phải tự học là chính.

2.Từ nghiên cứu thực trạng trên cho thấy GV Bộ môn Tâm lí giáo dục Trường Đại học Hùng Vương đã có những hiểu biết về dạy học theo tiếp cận NL. Họ đánh giá cao ý nghĩa của cách tiếp cận này trong tổ chức tự học. Giảng viên đã bước đầu vận dụng mô hình NL để dạy môn Tâm lí học nhưng sự vận dụng này chưa bài bản, chưa thường xuyên. Đặc biệt việc tiến hành tổ chức hoạt động tự học theo tiếp cận NL gần như không có. Điều này chứng tỏ giữa nhận thức và hành động thực tế của GV còn có khoảng cách khá xa.

3.Thái độ học tập của SVcho thấy có sự nhận thức về tự học theo tiếp cận năng lực, tuy nhiên nhận thức này chưa đầy đủ, rõ ràng. Họ có năng lực tự học nhưng năng lực này chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Sinh viên vẫn còn thói quen học tập thụ động là nguyên nhân dẫn đến thái độ tự học môn Tâm lí học của SV chưa tốt.

4. Giảng viên đã vận dụng một số biện pháp để tổ chức tự học theo mô hình năng lực. Một số biện pháp liên quan trực tiếp đến phát triển NL nghề nghiệp của SV ít được sử dụng do thiếu động lực, chương trình học còn lạc hậu, nặng về kiến thức hàn lâm, SV thực hành còn ít. Đây là những cơ sở thực tiễn cần thiết để chúng tôi nghiên cứu tiếp ở chương 3.

CHƯƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 74)