1.4.3.1. Quan niệm về tự học theo tiếp cận NL và tổ chức tự học theo tiếp cận năng lực
Tự học theo tiếp cận NL chú trọng tới kết quả học tập. Người học có thể làm được việc gì trong một tình huống nghề nghiệp nhất định theo tiêu chuẩn đầu ra. Người học được coi là có NL khi có khả năng làm việc một cách tốt như mong đợi.
Theo chúng tôi phương thức tự học theo tiếp cận NL có những dấu hiệu cơ bản sau:
- Các năng lực cần đạt ở người học được xác định rõ ràng, thẩm định và công bố trước khi tự học.
- Các tiêu chuẩn và điều kiện đánh giá thành tích học được quy định và công bố cho người học trước khi đánh giá.
- Tài liệu tự học trình bày rõ ràng các năng lực cần đạt, phương pháp học tập để đạt các năng lực đó.
- Phương pháp tự học sử dụng chủ yếu định hướng gắn với các tình huống trong thực tiễn nghề nghiệp.
- Tổ chức tự học dựa trên nhịp độ cá nhân hơn là dựa và thời gian.
Bảng so sánh tự học truyền thống và tự học theo tiếp cận NL
Các yếu tố
khác biệt Tự học truyền thống Tự học theo tiếp cận NL
Tổ chức tự học
Tập trung hoàn thành nội dung chương trình.
Tập trung vào việc đạt được các NL.
Nhấn mạnh đầu vào và quá
trình tự học. Nhấn mạnh tới đầu ra.
Nội dung học tập được cấu trúc theo môn học.
Nội dung học được cấu trúc theo modul/học phần.
GV là chuyên gia/ nhà cung cấp bài giảng.
GV là người cung cấp tài liệu, là cố vấn đáng tin cậy trong tự học.
Đánh giá kết quả tự học
Đánh giá thông qua điểm số, các bài kiểm tra viết, vấn đáp hoặc thực hành.
Đánh giá tự học dựa vào các tiêu chuẩn NL.
Đánh giá trong mối tương quan so sánh với các SV khác.
Đánh giá không so sánh với các SV, mà so sánh với hệ thống tiêu chuẩn.
Nhấn mạnh tới kiến thức. Nhấn mạnh tới các NL.
Tổ chức hoạt động tự học theo tiếp cận NL là cách thức tổ chức hoạt động tự học dựa trên tiêu chuẩn NL quy định cho một nghề cụ thể. Nghĩa là dựa trên sự phân tích nghề (nhiệm vụ - công việc), phân tích các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ hình thành các mục tiêu tự học, từ đó xác định tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện và năng lực tự học. Như vậy, việc hình thành năng lực tự học sẽ được đánh giá bằng các yêu cầu của nghề nghiệp cụ thể.
Tổ chức hoạt động tự học theo tiếp cận NL phải được thiết kế và thực hiện sao cho kiến thức tự học ở mức độ cần thiết, đủ để hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các NL. Tài liệu tự học phải thiết kế phù hợp với hệ thống các NL. Người học phải có đủ điều kiện tự học cần thiết, đặc biệt là các điều kiện để người học có thể thực
hành. Người học sẽ kết thúc quá trình tự học khi chứng minh được đã đạt các NL. Đánh giá tự học theo NL được hiểu là một quá trình đo lường, thu thập chứng cứ và đưa ra các phán xét về một NL nào đó đã đạt chưa tại một thời điểm theo những yêu cầu đã xác định trong tiêu chuẩn nghề nghiệp.
Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng: Tổ chức hoạt động tự học cho SV theo tiếp cận NL là quá trình GV thiết kế, sử dụng các biện pháp và tổ chức hoạt động học tập nhằm phát huy tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu cho SV theo hệ thống tiêu chuẩn nghề nghiệp nhất định.
1.4.3.2. Hệ thống tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá NL tự học môn Tâm lí học theo tiếp cận năng lực của SV
Trên cơ sở nghiên cứu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS của Bộ GD & ĐT (2008), bằng phương pháp phân tích nghề. Từ đó chúng tôi đề xuất bảy tiêu chuẩn đánh giá năng lực tự học môn Tâm lí học cho SV Sư phạm Trường Đại học Hùng Vương như như sau:
Tiêu chuẩn1: Lập kế hoạch tự học 1.1. Phân tích nhiệm vụ học tập
1.2. Phân tích điều kiện tự học ( thời gian, học liệu, NL tự học, quan hệ xã hội…)
1.3. Xác định mục tiêu tự học
1.4. Xây dựng phương pháp, biện pháp tự học hiệu quả
1.5. Xác định kế hoạch, phương pháp kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tự học
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức hoạt động tự học 2.1. Năng lực đọc sách
2.2. Năng lực tìm kiếm và khai thác thông tin 2.3. Phân tích và xử lí thông tin
2.4. Năng lực làm việc theo nhóm
2.5. Năng lực giải quyết vấn đề, nhiệm vụ học tập
3.1. Phân tích chương trình môn học 3.3. Phân tích môi trường học tập 3.5. Xây dựng các công cụ đo lường
3.6. Có tri thức nền tảng để hoạch định các chiến lược dạy học, thiết kế các phương pháp DH
Tiêu chuẩn 4: Tự lực xác địnhcông tác giáo dục học sinh 4.1. Phân tích đặc điểm tâm sinh lí học sinh
4.2. Lập kế hoạch giáo dục
4.3. Phát triển kế hoạch giáo dục nhằm tổ chức tốt hoạt động giáo dục cho học sinh ( trong các tình huống giáo dục khác nhau) - thực hành trên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp
4.4. Phối hợp với bạn bè, sự hướng dẫn của GV học sinh nhằm thực hiện tốt hoạt động giáo dục.
4.5. Xây dựng công cụ đo lường và đánh giá kết quả học sinh
Tiêu chuẩn 5: Tự lực tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học 5.1. Xác định đề tài nghiên cứu khoa học
5.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học 5.3. Giải quyết nhiệm vụ đề tài
5.4. Kiểm tra, đánh giá tiến độ, phương pháp, kết quả nghiên cứu
Tiêu chuẩn 6: Phát triển môn học, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp 6.1. Có lý tưởng, niềm tin nghề nghiệp
6.2. Có kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong tương lai ( mục tiêu phấn đấu, kế hoạch thực hiện).
6.3. Có kế hoạch tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 6.4. Có kế hoạch rèn luyện đạo đức, tác phong phù hợp chuẩn mực đạo đức của GV
6.5. Thiết tha với sự nghiệp giáo dục, yêu nghề, yêu học sinh
Tiêu chuẩn 7: Kiểm tra, đánh giá kết quả tự học
7.2. Sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả tự học phù hợp, khoa học, linh hoạt.
7.3. Điều chỉnh kế hoạch tự học ( mục tiêu, thời gian, phương pháp, phương tiện, hình thức, tự học) phù hợp với nhiệm vụ giáo dục và điều kiện bản thân.
1.4.3.3. Mối quan hệ giữa tự học và năng lực
Mục đích lí tưởng của dạy học là giáo dục con người phát triển hài hòa về các mặt: tâm trí (trí tuệ, tình cảm, ý chí); thể chất (thể lực, thể hình, thể năng); năng lực hoạt động thực tiễn (năng lực kĩ thuật tổng hợp – Mác; kĩ năng mềm – Phương Tây; năng lực xã hội – UNESCO và cao nhất là năng lực giải quyết vấn đề).
Chức năng của DH là phát triển người, song điều đó không có nghĩa nó là nguyên nhân của sự phát triển, không phải nó đẻ ra trí tuệ, tình cảm, hoạt động và giá trị ở cá nhân. Chức năng đó có tính hình thức (tạo dạng – formatting): định hướng, tạo điều kiện, làm bộc lộ các tiềm năng. Dạy học và sự phát triển cá nhân có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ trong thời đại hiện nay, kỉ nguyên bước vào xã hội học tập, nền kinh tế tri thức. Mặc dù vậy giữa chúng không phải quan hệ nhân quả. Dạy học muốn trở thành nguyên nhân thực sự của tiến trình và thành tựu phát triển ở cá nhân nào đó, thì trước hết nó phải giúp cá nhân chuyển học vấn của mình thành khả năng và nhu cầu học độc lập, thành giá trị bên trong, thành hoạt động và ý chí, khát vọng tự học. Dạy học bắt buộc phải thông qua học tập mới thực hiện được chức năng phát triển.Vì “Việc học không bao giờ là muộn” (Ngạn ngữ), hay “Bác học không có nghĩa là ngừng học”(Đác-uyn). Quan niệm tự học suốt đời nổi lên trong thời đại ngày nay như một chìa khoá mở cửa đi vào thế kỉ XXI - thế giới của nền kinh tế tri thức. Nó đáp ứng những thách thức của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng trên mọi lĩnh vực.
Khi người học tự học sẽ hình thành và phát triển ở họ những kỹ năng thuộc năng lực, cụ thể là:
- Khi người học tự học họ phải tự tìm kiếm thông tin, đọc, ghi chép nên hình thành những kỹ năng về năng lực cơ bản như: đọc, viết, tính toán.
- Khi tự học người học phải có kỹ năng lập kế hoạch tự học, đề ra mục tiêu tự học, có phương pháp tự học nên hình thành ở họ kỹ năng phát triển như: kỹ năng xác định mục tiêu, hoạch định sự nghiệp.
- Khi tự học người học tự tìm tòi tri thức, tự giải quyết vấn đề nên hình thành ở họ kỹ năng về năng lực thích ứng: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.
- Khi tự học người học phải biết chia sẻ với thầy với các bạn và với nhóm để tìm ra tri thức khoa học vì vậy ở họ hình thành các kỹ năng làm việc nhóm: kỹ năng truyền đạt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc đồng đội, đàm phán.
Có thểnói, tự học là nhân tốtrực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ởcác trường Đại học. Nhiệm vụ chủ yếu của trường Đại học trong giai đoạn này là nhanh chóng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo mà thực chất là làm cho SV tự hoàn thiện và làm phong phú thêm vốn tri thức bằng sựnỗ lực tựhọc, tựnghiên cứu.