- Quy trình tạo thông tin phản hồ
a. Mục đích, ý nghĩa
3.3.3. Kết luận chung về thực nghiệm
Qua một quá trình nghiên cứu và TN sư phạm, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
- Thứ nhất, đối với GV Bộ môn Tâm lí giáo dục Trường Đại học Hùng Vương việc biết thêm lí thuyết dạy học theo tiếp cận năng lực như có thêm một công cụ quý giá để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. Chính vì vậy GV rất hứng thú khi thiết kế bài giảng của mình theo mô hình NL.
- Thứ hai, trong tiết dạy theo tiếp cận NL, SV học tập với tinh thần, thái độ hào hứng, tích cực thông qua làm các bài tập. SV được thực hành nhiều có khả năng vận dụng vào các tình huống thực tiễn, hình thành kĩ năng hành nghề, kĩ năng sư phạm của người giáo viên phổ thông trong tương lai.
-Thứ ba, hiệu quả thực nghiệm thu được là rất tốt, hoàn toàn đúng với bản chất, lợi thế của lí thuyết dạy học theo tiếp cận năng lực. Việc vận dụng các biện pháp tổ chức tự học theo tiếp cận NL góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tâm lí học nói riêng và góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Đại học Hùng Vương.
- Thứ tư, trong quá trình xây dựng và vận dụng các biện pháp tổ chức tự học môn Tâm lí học ở trường Đại học Vương, chúng tôi gặp những khó khăn và thuận lợi sau:
Về thuận lợi: Được sự ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình từ các GV Bộ môn Tâm lí giáo dục, các cấp lãnh đạo Trường Đại học Hùng Vương cả về tinh thần cũng như việc làm cụ thể, trong quá trình dạy học, người học tích cực thể hiện quan điểm của mình, có tinh thần tự giác, tích cực đối với việc học tập.
Về khó khăn: Mất nhiều thời gian để thiết kế bài giảng theo mô hình năng lực (Lựa chọn nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra, xây dựng hệ thống bài tập, soạn câu hỏi, xây dựng tiêu chí đánh giá, …). Phần lớn SV còn thực hiện công việc một cách máy móc, thụ động nên khi gặp những tình huống mới, phức tạp SV thường lúng túng, không có phương án giải quyết. Nguồn tài chính nhà trường còn hạn chế nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học lạc hậu và thiếu. Do đó, các điều kiện để SV thực hành không được đảm bảo.
Tiểu kết chương 3
1. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng hệ thống các biện pháp tổ chức tự học môn Tâm lí học cho SV theo tiếp cận NL. Các biện pháp này giúp SV nhận thức đầy đủ hơn về mục đích tự học, có năng lực lập kế hoạch khả thi và việc thực hiện các biện pháp sẽ giúp SV hình thành NL tương ứng với yêu cầu nghề nghiệp.
2. Qua TN sư phạm đã xác nhận được tác dụng tích cực tổ chức tự học cho SV theo tiếp cận NL. SV được học những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết với nghề. Các năng lực không ngừng phát triển, tạo điều kiện hình thành NL nghề nghiệp trong tương lai. Kết quả thực nghiệm cho thấy quy trình tổ chức và hệ thống tiêu chuẩn NL về tự học của đề tài là cần thiết, khả thi, phù hợp với yêu cầu mới của Nhà trường và các cơ sở giáo dục phổ thông.
3.Vận dụng hệ thống tiêu chuẩn NL về tự học và quy trình tự học theo tiếp cận NL cho SV Trường Đại học Hùng Vương giúp họ đạt được các NL nhanh hơn, ổn định và bền vững hơn.
4.Kết quả TN sư phạm về Quy trình tổ chức tự học cho SV theo tiếp cận NL càng khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra. Như vậy hướng đi của đề tài đang nghiên cứu là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tế, góp phần nân cao chất lượng, hiệu quả việc dạy - học môn Tâm lí học ở Trường Đại học Hùng Vương.