Cơ chế và quy trình hình thành năng lực tự học

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 25)

Hoạt động bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu và lợi ích, chính nó tạo ra động cơ hoạt động. Trong hoạt động tự học, SV phải nhận thức được nhu cầu và lợi ích của việc tự học, có động cơ. Từ đó nhận định, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống nhất nguồn thông tin, ý tưởng, hướng giải quyết và đánh giá tự học. Động cơ là cơ chế tâm lí thứ nhất của tự học. Sự tự giác là cơ chế tâm lí đặc thù thứ hai.

Quá trình tự học có sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng, đó là quá trình tác động tâm lí biện chứng, tương hỗ, tương đồng. Từ đó xuất hiện tình cảm, ý chí trong việc giải quyết vấn đề, trong sự đồng cảm, hỗ trợ của các thành viên trong nhóm học tập từ đó hình thành ý thức bản thân mình. Cơ chế đồng cảm là cơ chế thứ ba.

Tâm lí con người có nhiều cấp độ và phương diện về nhận thức, tư tưởng, ý chí, tình cảm. Do đó, tự học phải tạo ra sự đồng thuận, hài hòa giữa các mặt đó, tự giác hóa quá trình đó, nghĩa là phải hiểu được vấn đề, hiểu được sự cần thiết phải khai thác và kết hợp được các yếu tố thuận lợi.

Tâm lí đám đông hay tâm lí tập thể có tính lây lan và cộng hưởng. Trong quá trình tự học, cần có sự làm việc giữa nhiều người với nhau để khách quan hóa kiến thức cá nhân. Cơ chế lây lan là cơ chế tâm lí thứ tư.

Từ những cơ chế tâm lí nêu trên, quy trình hình thành năng lực tự học cho SV được thực hiện như sau:

-Bước 1: Khơi dậy hứng thú học tập cho SV, tức là SV phải thấy được lợi ích của việc tự học và hình thành động cơ tự học một cách đúng đắn.

- Bước 2: Huấn luyện các quy trình tự học cho SV từ việc lập kế hoạch cho đến việc đánh giá kết quả tự học. Yêu cầu đặt ra cho mỗi SV là phải có sự tự giác thì việc học mới đạt kết quả tốt nhất.

- Bước 3: Tổ chức rèn luyện các kỹ năng tự học cho SV. Cụ thể là: Cho SV tự học trên lớp, tự học ngoài lớp theo tổ, nhóm…

- Bước 4: Thực tập, đánh giá quá trình tự học thông qua hình thức quan sát, theo dõi tiến độ tự học, thông qua bài tập thực hành, bài kiểm tra thường xuyên, bài tập tình huống, xeemina…

- Bước 5:Tổ chức, trao đổi, thảo luận để học hỏi, rút kinh nghệm từ các thành viên trong nhóm.

-Bước 6: Tổ chức đánh giá kết quả và tổng kết kết quả tự học.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w