Tổ chức hoạt động tự họcmôn Tâmlí học theo tiếp cận NL

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 41)

1.4.4.1. Đặc điểm của môn Tâm lí học

Tâm lí học là bộ môn nghiệp vụ sư phạm, làm cơ sở cho Bộ môn Tâm lí học phát triển, Lí luận DH bộ môn, các Bộ môn Quản lí giáo dục. Bộ môn Tâm lí học vừa mang tính khoa học ( khoa học tâm lí), vừa mang tính công nghệ ( công nghệ DH bộ môn tâm lí ), vừa mang tính nghệ thuật (nghệ thuật DH Bộ môn tâm lí). Bộ môn này không chỉ có trong hệ thống các trường Đại học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm mà còn có trong các học viện, các trường đại học trong nhiều ngành khác.

Tâm lí học là một khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lí người nói chung, nó vừa gần gũi cụ thể, gắn bó với con người, vừa phức tạp, trừu tượng khó hiểu. Chẳng hạn, khi nói về một hiện tượng tâm lí cụ thể thì ai cũng biết, nhưng hiểu được bản chất của nó thì thật vô cùng khó khăn. Đây là hiện tượng tinh thần, không thể nhìn thấy hay sờ mó được. Do đó, phải có một trình độ hiểu biết nhất định mới có thể hiểu biết được nó.

Tâm lí học là bộ môn khoa học cơ bản trong hệ thống các khoa học nghiên cứu về con người, nó cũng có đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp và hệ thống tri thức, kĩ năng tương ứng tạo thành nội dung của môn học. Vì thế, tiếp cận với Tâm lí học phải nắm được lí luận và biết thực hành mới có thể hiểu nội dung của nó một

cách đầy đủ được. Đồng thời, tâm lí học còn là môn nghiệp vụ trong hệ thống các khoa học tham gia vào việc đào tạo nhân cách người giáo viên mới ( có lương tâm nghề DH, năng lực sáng tạo sư phạm..), nhân cách người công dân mới ( tích cực và tự giác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…), nhân cách người chủ gia đình mới ( gia đình có quy mô nhỏ, hòa thuận..). Do vậy, đối với các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm, Tâm lí học là một môn học có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi một mặt, Tâm lí học cung cấp cho người học những tri thức cơ bản nhất về các hiện tượng tâm lí của con người qua mỗi giai đoạn lứa tuổi để từ đó có những cách thức tác động một cách khoa học và hợp lí nhất trong quá trình giảng dạy sau này. Mặt khác, Tâm lí học cũng là môn nghiệp vụ có tính chất bắt buộc đối với SV ở tất cả các trường Sư phạm nhằm cung cấp, hình thành và rèn luyện cho người học những kĩ năng giảng dạy quan trọng, giúp cho người thầy, người cô trong tương lai có đủ năng lực và kĩ năng sư phạm cần thiết để đủ tự tin đứng trên bục giảng.

-Thực trạng DH môn Tâm lí học ở Trường Đại học Hùng Vương ngày nay đã có nhiều thay đổi đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông nhưng chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn. Có thể có nhiều lí do sau đây:

+ Môn Tâm lí học có một hệ thống khái niệm có tính trừu tượng cao so với các môn học khác. Thêm vào đó SV chưa được học môn này ở trường phổ thông.

+ Nội dung môn Tâm lí học chưa gắn liền với thực tiễn giáo dục nghề nghiệp để hình thành các chuẩn NL nghề nghiệp. Điều này tạo nên sự không tương thích giữa đào tạo và thực tiễn.

+ Phương pháp DH môn Tâm lí học chưa đòi hỏi và tạo điều kiện cho SV học tập một cách chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo. Khi gặp những tình huống mới, phức tạp SV thường lúng túng, không có phương án giải quyết.

+ Việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy còn diễn ra chậm chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, việc giảng dạy lý thuyết chưa gắn liền với thực hành, số tiết lí thuyết còn nhiều, SV không được trải nghiệm.

+ Giảng viên Bộ môn Tâm lí giáo dục chưa nhận thức đúng bản chất của DH theo tiếp cận NL nên việc lập kế hoạch, tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học tập chưa hướng đến chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông.

+ Nguồn tài chính của trường còn hạn chế nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục cho việc dạy học lạc hậu và thiếu. Do đó, các điều kiện để SV thực hành không được đảm bảo.

- Những điều đó dẫn đến hệ quả tất yếu là:

+ Phần lớn SV không hiểu được bản chất vấn đề hoặc còn mơ hồ. Từ đó không tin vào những gì mình học nên chưa vận dụng được kiến thức Tâm lí học một cách hiệu quả vào quá trình tự học, vào các bài kiểm tra, hoạt động thực tập sư phạm.

+SV học môn Tâm lí học một cách qua loa, chiếu lệ nhằm mục đích phục vụ cho kiểm tra cuối kì nên khả năng ứng dụng kiến thức của môn học này chưa thực sự đáp ứng được kì vọng của yêu cầu nền kinh tế tri thức.

Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểuhoạt động tự học của SVđể góp phần CNH-HĐH hoạt động dạy học môn Tâm lí học và đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn Tâm lí học là một điều hết sức quan trọng.

1.4.4.2.Yêu cầu của môn Tâm lí học theo tiếp cận NL

Một trong những yêu cầu phải có đối với SV khi học Tâm lí học là SV phải có kiến thức, kĩ năng và thái độ nghiêm túc trong việc nắm bắt các quy luật, các phương pháp GD nghĩa là:

- SV phải tiếp cận, chiếm lĩnh và làm chủ cơ sở lí luận để làm nền tảng cho việc học Tâm lí học cũng như định hướng cho việc rèn luyện, thiết kế, tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập.

- SV phải biết vận dụng tri thức Tâm lí học một cách phù hợp để làm cơ sở cho việc xây dựng những tác động GD hiệu quả và chứng tỏ bản lĩnh nghề nghiệp trong tương lai.

- Vận dụng tốt các kiến thức, kĩ năng đã hình thành và các nhiệm vụ cụ thể thông qua các tình huống, các bài tập cụ thể, từ đó hình thành và phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm cho SV.

- SV phải có thái độ tự học đúng đắn, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, có lòng yêu nghề để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

1.4.4.3.Cấu trúc mô hình NL tự học của SV theo tiếp cận NL

Dạy học theo năng lực cho SV ngành sư phạm là tổ chức hoạt động học tập cho SV hướng đến kết quả đầu ra để SV trở thành người GV tương lai thực sự có những tiêu chuẩn sau:

Thứ nhất, có phẩm chất chính trị vững vàng; có đạo đức nhà giáo trong sáng; ứng xử đúng mực, thương yêu, công bằng với mọi HS, quan hệ tốt với đồng nghiệp; có lối sống văn minh.

Thứ hai, có năng lực tìm hiểu đối tượng GD và môi trường GD cũng như môi trường xung quanh có sự tác động đến GD.

Thứ ba, có năng lực xây dựng được kế hoạch dạy học và kế hoạch GD.

Thứ tư, có năng lực thực hiện kế hoạch DH theo đúng tiến độ; đảm bảo kiến thức môn học; nội dung môn học; chương trình môn học; sử dụng thành thạo các phương pháp và phương tiện DH một cách hiệu quả; xây dựng và kiểm soát được môi trường học tập cho HS.

Thứ năm, có năng lực thực hiện kế hoạch GD theo trình tự tiến hành, bảo dảm GD qua môn học; qua các hình thức GD khác; vận dụng thành thạo các hình thức tổ chức GD có hiệu quả.

Thứ sáu, có năng lực kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện.

Thứ bảy, có năng lực phối hợp tốt với các gia đình, đoàn thể, cộng đồng và xã hội.

Thứ tám, có năng lực phát triển nghề nghiệp đảm bảo có khả năng tự đánh giá, tự học, tự rèn luyện, tự phát hiện và giải quyết vấn đề.

Việc ứng dụng các bước của mô hình năng lực thực hiện vào lĩnh vực GD - ĐT mang tính đặc thù của từng ngành nghề.

Tương ứng với các chuẩn đầu ra của mô hình năng lực GV trung học, bằng phương pháp tiếp cận phân tích nghề (job analysis) và phân tích chức năng (functional analy sis) để làm rõ nhiệm vụ (duties), và công việc (tosks) mà giáo viên phải thực hiện trong trường THPT và yêu cầu về năng lực tự học đối với họ, chúng tôi đề xuất cấu trúc năng lực tự học của SV theo tiếp cận năng lực như sau:

 Nhận thức được tầm quan trọng của tự học; có thái độ nghiêm túc trong tự học; có thói quen tự học theo kế hoạch; có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, bạn bè và cộng đồng;

 Có kỹ năng lập kế hoạch tự học;

 Thực hiện kế hoạch tự học một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt nội dung; có khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khả năng nhận biết và vận dụng các mối quan hệ vào quá trình tự học;

 Có kỹ năng nhận định, đánh giá tình huống, vấn đề; có kỹ năng tiếp cận, khai thác và xử lý thông tin phục vụ tự học một cách hợp lý, khoa học;

 Có khả năng liên hệ kiến thức với thực tiễn trong các tình huống giả định hay tình huống thật.

 Có khả năng đạt được mục tiêu môn học, bài học trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác thông qua hình thức học tập nhóm hay hoạt động ngoại khóa.

 Áp dụng có hiệu quả các kỹ năng tự học; xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các ứng xử và hành vi trong quá trình tự học.

 Kiểm tra, đánh giá kết quả tự học một cách khách quan và biết cách điều chỉnh kế hoạch tự học một cách hợp lý.

 Có khả năng đạt mục tiêu giáo dục trong những tình huống xã hội và nhiệm vụ khác nhau, trong sự phối hợp với các lực lượng xã hội khác (cha mẹ học sinh, cộng đồng).

 Năng lực nghiên cứu khoa học: Xây dựng đề tài, đề cương nghiên cứu, triển khai hoạt động nghiên cứu, tự kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện nghiên cứu khoa học của mình.

Cấu trúc NL này vừa là mục tiêu, vừa là chuẩn đầu ra trong tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên Sư phạm.

1.4.4.4.Tiếp cận năng lực trong tổ chức hoạt động tự học môn Tâm lí học

* Xác định mục tiêu và nội dung tổ chức hoạt động tự học theo hướng tiếp cận NL.

Xác định mục tiêu là khâu đầu tiên tiến hành một hoạt động nói chung và tổ chức tự học cho SV nói riêng. Việc xác định mục tiêu tổ chức hoạt động tự học cho SV theo tiếp cận NL được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Phân tích chuẩn nghề nghiệp theo chuẩn GV do Bộ GD & ĐT ban hành;

Bước 2: Phân tích đặc điểm môn Tâm lí học;

Bước 3: Phân tích năng lực tự học của SV;

Bước 4: Xác định năng lực tự học cần đạt sau bài học, chương trình, học phần;

Bước 5: Kiểm tra lại các bước trên:

* Lựa chọn và sử dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức tự học theo tiếp cận NL.

Để phát triển NL tự học cần tăng cường các phương pháp DH tích cực để nâng cao tính tự lực, độc lập làm việc. Các phương pháp cần áp dụng là: Phương pháp DH nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống, phương pháp DH kiến tạo, phương pháp làm việc với sách, phương pháp DH theo nhóm…với các hình thức DH xemina, tự học, tự nghiên cứu bằng việc thực hiện các bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận…để SV tìm tòi, khám phá, thể hiện, nhận thức, hành vi và thái độ với môn học nghiệp vụ này.

Công nghệ thông tin mở ra triển vọng lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức DH theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp DH theo dự án, phương pháp DH giải quyết vấn đề…vào việc DH sẽ có điều kiện hình thành NL tự học cho SV. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó có các phần mềm phát triển GD cũng đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần to lớn vào việc dạy và học tích cực. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng

dạy trở nên sinh động hơn so với cách giảng dạy theo phương pháp truyền thống, nội dung giảng dạy sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi SV.

Hình thức tổ chức tự học là toàn bộ những cách thức tổ chức hoạt động của GV và SV trong quá trình DH ở thời gian và địa điểm nhất định, với việc sử dụng những phương pháp, phương tiện DH cụ thể nhằm thực hiện những nhiệm vụ DH[18].

* Kiểm tra, đánh giá năng lực tự học.

Mục tiêu đánh giá cần thông báo cho SV trước khi tiến hành tự học. GV, SV là người thu thập các chứng cứ để chúng minh đã hình thành được NL so với tiêu chí nghề nghiệp.

Đánh giá tự học là đánh giá quá trình. Việc đánh giá cả quá trình cho phép SV kiểm tra việc tự học diến ra theo đúng tiến độ hoặc có sự điều chỉnh kế hoạch học tập và có nỗ lực tự thân trong học tập nhằm làm chủ tốt nhất việc học của mình.

Hình thức đánh giá: Đánh giá NL thông qua các sản phẩm của hoạt động và quá trình học tập của SV. Đánh giá NL được thực hiện thông qua các hình thức kiểm tra hàng ngày, kiểm tra định kì và kiểm tr tổng kết trong suốt quá trình học tập.

Phương pháp kiểm tra đánh giá: Là hai công việc được tiến hành theo trình tự nhất định hoặc đan xen lẫn nhau nhằm khảo sát. Xem xét cả về mặt định lượng và định tính kết quả học tập.

Công cụ đánh giá: Là bảy tiêu chí đánh giá mà chúng tôi thiết kế.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w