Nguyên tắc đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động tự họcmôn Tâmlí học theo tiếp cận năng lực cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 83)

i. Kĩ năng giải bài tập thực hành

3.1.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động tự họcmôn Tâmlí học theo tiếp cận năng lực cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.

học theo tiếp cận năng lực cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.

3.1.1.Quán triệt các nhiệm vụ nghiên cứu của môn Tâm lí học.

- Bất kỳ một ngành khoa học nào cũng phải thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Tâm lí học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lí người. Vì vậy, nó thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về lĩnh vực con người. Đó là việc nghiên cứu các đặc trưng tâm lí của con người qua mỗi giai đoạn lứa tuổi để từ đó có những cách thức tác động một cách khoa học và hợp lí nhất.

- Nhiệm vụ nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho SV Trường Đại học Hùng Vương là chỉ ra:

+ Bản chất của tự học trong hoạt động DH;

+ Kiến thức, thái độ và kỹ năng tự học cần có của SV và các yếu tố ảnh hưởng đến tự học;

+ Đề xuất các biện pháp, các hình thức tổ chức DH môn học nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực của SV nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

+ Hình thành và hoàn thiện kỹ năng tự học và tự học suốt đời cho SV nhằm đáp ứng và thích ứng yêu cầu của xã hội.

Việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn DH theo tiếp cận NL là nhằm mục đích tìm ra các biện pháp tổ chức DH trên lớp và ngoài giờ lên lớp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, đặc biệt là giúp SV có kỹ năng tự học suốt đời.

3.1.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tổ chức của người dạy và vai trò tựhọc của người học đối với môn Tâm lí học.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 83)