Giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn tự học

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 90)

Mở bài

Kiểm tra, ĐG và tự ĐG, ĐG hoạt động tự học Hướng dẫn sinh viên giải quyết vấn đề QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC

3.2.2.Vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành năng lực tự học cho sinh viên.

a. Ý nghĩa của biện pháp

PPDHTC là thuật ngữ rút gọn (Active teaching and learning) để chỉ những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực người học. “Tích cực” trong PPDH được dùng với nghĩa hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động. PPDHTC hoạt động hóa hoạt động nhận thức của người học. Thông qua tổ chức các hoạt động học tập, PPDHTC góp phần rèn luyện phương pháp tự học cho sinh viên, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi cá nhân, khuyến khích trí thông minh óc sáng tạo trong giải quyết những vấn đề thực tế. Những mặt mạnh của PPDHTC là rèn luyện NL tự học là:

- Người học tham gia vào các hoạt động học tập ở mức độ cao, họ ở trong tình huống phải tự chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm và có thái độ phù hợp để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.

- DHTC tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để hình thành những mối liên hệ giữa kiến thức đã có và kiến thức cần học.

- Người học phải năng động trong tư duy và hành động để thích nghi với những yêu cầu nhận thức khoa học.

- Người học có cơ hội tranh luận về các giá trị, cả giải thuyết học tập ở nhiều cách tiếp cận khác nhau.

- Người học hỗ trợ và học tập lẫn nhau.

- Người học có cơ hội rèn luyện tư duy PP tích cực bằng cách chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm, được đưa quan điểm riêng, học được tư duy phê phán, học được những điều người khác nói và làm.

- Trách nhiệm học tập của người học sẽ cao hơn. DHTC khuyến khích sự say mê học tập, tự giác, chủ động, sáng tạo, từ đó nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình học tập.

- DHTC giúp phát triển kỹ năng tư duy và kĩ năng giao tiếp, từ đó giúp người học có kỹ năng hợp tác trong lao động và lao động sáng tạo.

b. Cách tiến hành.

* GV kích thích động cơ, hứng thú học tập cho SV - Cơ sở đề xuất

Cơ sở này được đề xuất dựa trên sự tác động của GV vào nội dung môn học, bài học, chương học và học phần để làm bật mục đích, ý nghĩa của môn học Tâm lí học nhằm tác động vào xúc cảm của SV. Xúc cảm sẽ tác động đến hứng thú gây nên ở SV sự khát khao chiếm lĩnh tri thức, nếu không có hứng thú thì SV sẽ thờ ơ và bỏ mặc.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w