+ GV phải nắm vững chương trình môn Tâm lí học và đặt nó trong mối liên hệ với các môn cơ sở như Triết học, Logic học, Mỹ học, … và các môn nghiệp vụ khác như Giáo dục học, Lý luận DH bộ môn, … trong chương trình đào tạo của nhà trường.
+ GV phải có kỹ năng phân tích chương trình môn Tâm lí học để xây dựng kế hoạch môn học và kế hoạch cho từng bài học.
+ GV phải hiểu biết về SV mình đang phụ trách càng nhiều càng tốt và có hiểu biết về hoạt động GD và DH thực tế ở nhà trường phổ thông.
+ GV có khả năng thiết kế, tổ chức bài học, tình huống DH trên lớp để tạo nên hứng thú và duy trì hứng thú nơi SV.
* GV hướng dẫn SV tiếp cận và xử lý thông tin - Cơ sở đề xuất
Biện pháp này được đề xuất dựa trên sự đề xuất nhiệm vụ của GV đối với SV có sự tham gia của điều kiện hoàn cảnh. Điều kiện hoàn cảnh là cơ sở vật chất phục vụ DH và môi trường DH. Ở đó, nguồn tài liệu ở thư viện, tủ sách cá nhân của GV, mạng internet, … đóng vai trò quan trọng.
- Nội dung biện pháp
Thông qua các nhiệm vụ học tập được GV giao cho đã thúc đẩy SV tích cực sưu tầm, tìm kiếm tài liệu để khai thác thông tin phù hợp phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ được giao. Điều này góp phần tạo ra hiệu quả tự học.
- Quy trình thực hiện biện pháp
+ GV hướng dẫn SV nghiên cứu danh mục tài liệu tham khảo: GV giới thiệu danh mục TLTK cho SV, SV nghiên cứu danh mục TLTK và tìm kiếm tất cả các tài liệu đã cho ở thư viện, nhà sách, các tủ sách, internet, …và đọc lướt chúng, sau đó cho ý kiến về sự thêm, bớt tài liệu trong danh mục này.
Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, SV phải đối mặt với không ít khó khăn như trở ngại trong việc tra cứu thu mục ở thư viện, vấn đề sử dụng máy tra cứu tài liệu, tài liệu hiếm khó tìm và thời gian yêu cầu ngắn, do đó SV thường phân công nhau tìm và đọc tài liệu rồi trao đổi ý kiến về cách tìm kiếm, khai thác nguồn tài liệu. Cuối cùng thống nhất với nhau nên bớt hay thêm tài liệu nào.
Biện pháp này cho phép SV rèn luyện các kỹ năng tìm kiếm tài liệu từ các nguồn khác nhau, kỹ năng đọc lướt, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày quan điểm.
+ SV tích cực nghiên cứu những tài liệu liên quan khác: Bên cạnh những tài liệu đã được GV giới thiệu từ trước, đến mỗi chương, mỗi bài học, mỗi tình huống DH, GV thường giới thiệu bổ sung một số tài liệu tham khảo (các số liệu, địa chỉ các trang web, băng đĩa,…) đặc trưng cho từng chương, từng bài và cho từng tình huống cụ thể. Đây là nguồn thông tin thiết thực mà SV phải đặc biệt chú ý và khai thác triệt để vì chúng gần gũi và sát với vấn đề đang học nhất.
+ GV hướng dẫn SV sử dụng hiệu quả nguồn thông tin vào bài học trên lớp:Khi thực hiện nhiệm vụ nhận thức như phân tích khái niệm, định nghĩa hay giải quyết các bài tập tình huống, SV phải huy động những nguồn thông tin đã khai thác để giải quyết. Biện pháp này giúp duy trì hoạt động khai thác thông tin nhằm giúp SV cảm thấy hứng thú vì nguồn thông tin các em khai thác đã thường xuyên được ứng dụng hiệu quả. Điều này kích thích SV hứng thú trong việc tìm tòi thông tin và tự học hiệu quả.
+ GV tổ chức cho SV tham gia giải quyết các tình huống, bài tập: Đây là biện pháp đòi hỏi SV phải rất tích cực trong việc tìm tòi và khai thác thông tin từ nhiều nguồn từ nhiều lĩnh vực khác nhau để phục vụ cho việc giải quyết các tình huống, các bài tập. Nguồn thông tin càng phong phú càng mang lại kết quả tốt vì với mỗi tình huống nhỏ phải có một cách giải quyết khác nhau nên đòi hỏi nguồi thông tin khác nhau.
- Điều kiện thực hiện biện pháp
GV phải thường xuyên cập nhật, khai thác nguồn thông tin dồi dào để phục vụ DH. Bên cạnh đó, phải cung cấp cho SV danh mục TLTK chính và các TLTK bổ sung sát với điều kiện tự học của SV và điều kiện của nhà trường, của khu vực để SV tiện tìm kiếm.
GV đề xuất các nhiệm vụ học tập đòi hỏi SV phải vận dụng các nguồn thông tin khác nhau vào giải quyết nhiệm vụ.
SV phải cố gắng học tập chủ động, tích cực và vận dụng hợp lý nguồn thông tin đã khai thác được.
* GV hoàn thiện kỹ năng làm việc nhóm và thảo luận cho SV