- Quy trình tạo thông tin phản hồ
a. Mục đích, ý nghĩa
3.2.6. Tăng cường hình thức họctập giải các bài tập tình huống liên quan đến việc hình thành các năng lực DH, GD.
việc hình thành các năng lực DH, GD.
* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Tổ chức hoạt động tự học môn Tâm lí học thông qua giải các bài tập tình huống là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề của SV. SV được đặt trong những tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp SV lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
Giải bài tập tình huống môn Tâm lí học sẽ giúp SV nắm được hệ thống tri thức môn Tâm lí học, nắm vững kỹ năng nghề nghiệp; hình thành ở họ kỹ năng khái quát hóa, hệ thống hóa, kỹ năng vận dụng và lựa chọn thông tin để giải quyết vấn đề; phát triển NL tư duy, NL ra quyết định; hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực sư phạm cho SV… và đặc biệt nó tạo nên hứng thú đối với môn học ở mỗi SV.
* Nội dung biện pháp
Giảng viên đưa ra các bài tập tình huống, các “tình huống có vấn đề”,kích thích và tạo điều kiện để SV huy động tất cả khả năng của mình và điều kiện học tập nhằm giải các bài tập thực hành, qua đó hình thành NL, tạo dựng và duy trì hứng thú học tập ở SV.
* Quy trình tổ chức cho học viên giải bài tập thực hành
- Bước 1: GV nêu bài tập tình huống và xác định mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và các điều kiện để giải quyết bài tập trên cho SV.
- Bước 2: Yêu cầu SV xác định dữ kiện của bài tập.
Dưới sự hướng dẫn của GV, SV cần phân tích các dữ kiện trong bài tập đã cho, xác định xem bài tập đã đủ dữ liệu hay chưa, xác định dữ kiện nào là chính yếu, dữ kiện nào là thứ yếu, phân tích mối quan hệ của các dữ kiện đó.
- Bước 3: Biểu đạt vấn đề cần giải quyết + SV xác định lại vấn đề cần giải quyết.
+ Xác định nhiệm vụ cơ bản của bài tập và mục tiêu cần hoàn thành khi giải quyết xong bài tập.
+ Đề ra phương hướng giải quyết dựa trên những dữ kiện của bài tập và dựa vào vốn tri thức, kinh nghiệm vốn có của bản thân.
- Bước 4: Xây dựng giả thiết
+ Học viên căn cứ vào nhiệm vụ và phương hướng đã đề ra để xác định giả thiết. + Giả thiết phải ngắn gọn, rõ ràng, lôgic.
+ Biểu đạt giả thiết dưới dạng câu nghi vấn. - Bước 5: Chứng minh giả thiết
+ SV phải xác định kiến thức, kỹ năng Tâm lí học có liên quan đến nhiệm vụ cần giải quyết.
+ Tái hiện lại nội dung tri thức và kinh nghiệm thực tế để vận dụng giải quyết vấn đề.
+ Lựa chọn, tìm tòi, xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm để chứng minh cho giả thiết.
+ Khái quát hóa vấn đề để làm sáng tỏ giả thiết. - Bước 6: Rút ra kết luận
+ Sinh viên khẳng định tính đúng đắn của giả thiết và trình bày ý kiến của mình trước GV và toàn lớp.
+ Giảng viên đưa ra nhận xét và kết luận
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Về phía GV:
+ Giảng viên phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, phải giỏi về kỹ năng thực hành.
+ Khi đưa ra bài tập tình huống, GV phải nắm vững kiến thức cơ bản về nội dung bài tập thực hành đó, bảo đảm bài tập có đầy đủ các dữ kiện và giống như thực tế, giáo dục nhân cách người giáo viên
+ Các dữ kiện đưa ra của bài tập phải hợp lý, khoa học (không thừa, không thiếu), khi đưa ra bài tập thực hành phải dành cho SV thời gian suy nghĩ, nghiên cứu, cân nhắc để ra quyết định.
- Về phía SV:
+ SV phải có hứng thú đối với môn học.
+ SV phải nắm vững những kiến thức cơ bản về Tâm lí học và có khả năng tư duy sáng tạo.
+ Phải có sự chuẩn bị trước về kiến thức (đã được học hay tự học) về nội dung tri thức cơ bản của bài tập.