Khái quát về thực nghiệm

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 108)

- Quy trình tạo thông tin phản hồ

3.3.1.Khái quát về thực nghiệm

a. Mục đích, ý nghĩa

3.3.1.Khái quát về thực nghiệm

3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích thẩm định về hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động tự học môn Tâm lí học theo tiếp cận NL cho SV Trường Đại học Hùng Vương.

3.3.1.2. Đối tượng thực nghiệm

Để thực nghiệm các biện pháp tổ chức tự học môn Tâm lí học cho SV theo tiếp cận NL, chúng tôi tiến hành chọn khách thể thực nghiệm là 60 SV đào tạo bậc Đại học ở Trường Đại học Hùng Vương, bao gồm:

- Lớp thực nghiệm (TN) gồm 30 SV lớp Đại học Sư phạm Địa lí - Lớp đối chứng (ĐC) gồm 30 SV lớp Đại học Sư phạm Sử- GDCD

Nhóm TN và nhóm ĐC được lập theo phương thức tương đương về các phương diện: Điểm chuẩn đầu vào, trình độ đào tạo, nội dung môn học, các điều kiện vật chất, trình độ GV... chỉ khác nhau ở biện pháp khi triển khai bài dạy môn Tâm lí học.

3.3.1.3. Nội dung thực nghiệm

- Thực nghiệm biện pháp:Vận dụng quy trình tổ chức tự học theo tiếp cận năng lực đã thiết kế trong luận văn, phương pháp DH tích cực ( GV kích thích động cơ hứng thú học tập cho SV, GV hướng dẫn SV tiếp cận và xử lí thông tin, GV hoàn thiện kĩ năng làm việc nhóm và thảo luận cho SV), phương pháp thực hành giải các bài tập tình huống học phần Tâm lí học đại cương..

3.3.1.4. Các bước tiến hành thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Lựa chọn đối tượng thực nghiệm, đánh giá đầu vào

Bước 2: Tổ chức tự học theo hai cách: Lớp TN tổ chức theo cách tiếp cận năng lực, lớp ĐC tổ chức tự học cách bình thường.

Bước 3: Đánh giá đầu ra lớp TN và lớp ĐC

3.3.1.5. Phương pháp thực nghiệm

* Phương pháp đo lường kết quả thực nghiệm

Để đo lường kết quả thực nghiệm, chúng tôi dùng các phương pháp và kỹ thuật sau:

- Bài kiểm tra đầu vào và kiểm tra học phần môn Tâm lí học

- Phiếu thăm dò dành cho SV: Phiếu thăm dò này được đo 2 lần: Lần 1 trước khi TN và đo lần 2 sau khi dạy TN. So sánh giữa 2 lần đo trong một lớp và giữa lớp TN và lớp ĐC sẽ xác nhận được kết quả thực nghiệm.

- Quan sát các tiết dạy của GV ở trên lớp.

- Trò chuyện, phỏng vấn với SV và GV ở Trường Đại học Hùng Vương

* Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu qua kết quả đo lường được xử lý theo phương pháp thống kê, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số sau:

+ Tỷ lệ phần trăm (%): để phân biệt kết quả học tập của SV làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp TN và lớp ĐC trong quá trình làm thực nghiệm.

+ Giá trị trung bình cộng (X ): đặc trưng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh mức học trung bình của SV hai lớp TN và ĐC, giá trị trung bình cộng được tính theo công thức: X = n 1 i n i i f X ∑= 1 Trong đó:

n: số SV tham gia thực nghiệm fi: tần số của các giá trị Xi Xi: các giá trị quan sát được + Phương sai (∂

): Đại lượng đặc trưng cho sự phân tán.

Công thức tính phương sai: ∂

= 1 1 − n i n i i x f x ∑= − 1 2 ) ( + Độ lệch chuẩn (δ

): Đo mức độ phân tán của các số liệu xung quanh giá trị trung bình. Độ lệch càng nhỏ thì kết quả học tập của SV phân tán quanh giá trị trung bình X càng ít và ngược lại.

Công thức tính độ lệch chuẩn: δ

= ∂

+ Phép thử Student: Kiểm tra độ tin cậy về sự chênh lệch giữa hai giá trị trung bình cộng của hai lớp TN và ĐC bằng đại lượng kiểm định t theo công thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

t = 2 2 2 1 2 1 2 1 n n X X δ δ + − Trong đó: n1, 1 X

và δ1 là số lượng SV, giá trị trung bình cộng và phương sai của nhóm TN. n2, 2

X

và δ2là số lượng SV, giá trị trung bình cộng và phương sai của nhóm ĐC. Giá trị giới hạn của ttα . Dùng bảng Student với α = 0.05 và độ lệch tự do k = n1 + n2 – 2 để tìm tαgiới hạn.

Nếu t >tα thì sự khác nhau giữa hai lớp TN và ĐC là có ý nghĩa; nếu t<tα

thì sự khác nhau giữa hai lớp TN và ĐC là không có ý nghĩa.

* Chuẩn đo lường

- Mức độ đạt được các tiêu chuẩn đã xác định (trong luận văn vì thời gian có hạn chúng tôi chỉ lựa chọn 2 tiêu chuẩn để đo: Lâp kế hoạch tự học và tổ chức hoạt động tự học).

- Hứng thú và tính tích cực tự học môn Tâm lí học

- Kết quả học tập môn Tâm lí học: Được thể hiện ở điểm số bài kiểm tra đầu vào và điểm kiểm tra học phần, được phân thành 4 mức:

+ Giỏi (9 - 10 điểm): SV nắm chắc, hiểu sâu kiến thức, lập luận logic chặt chẽ, mang tính độc đáo, sáng tạo, biết khái quát, đánh giá nội dung môn học, vận dụng được kiến thức vào giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn dạy học.

+ Khá (7 - 8 điểm): SV nắm được kiến thức cơ bản, biết phân tích, tổng hợp các vấn đề, tuy nhiên chưa thật hoàn chỉnh, biết vận dụng kiến thức vào giải quyết phù hợp các vấn đề thực tiễn dạy học.

+ Trung bình (5 - 6 điểm): SV nắm được kiến thức cơ bản nhưng vẫn còn mắc một vài sai sót không thuộc bản chất của vấn đề, biết vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn dạy học tuy nhiên chưa thuần thục.

+ Yếu kém (0 - 4 điểm): SV hiểu bài chưa chính xác, lập luận thiếu logic, còn nhiều thiếu sót, thậm chí có nhiều sai sót thuộc về bản chất vấn đề, chưa hiểu

hoặc hoàn toàn không biết vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn dạy học.

Kết quả này được xử lý bằng các công thức toán thống kê.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG (Trang 108)