Thực tiễn hoạt động ngân hàng ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 25)

Từ đầu quý IV năm 2010 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kiềm chế lạm phát. Trong giai đoạn này, nợ xấu tại các NHTM tăng cao. Nợ xấu của các doanh nghiệp cũng phát sinh lớn do thắt chặt tiền tệ. Về nguyên tắc, nợ xấu phát sinh thì khách hàng nói chung và doanh nghiệp nói riêng khó có thể tiếp tục được vay vốn mới của NHTM. Nguyên tắc này không chỉ được thực thi ở Việt Nam mà tất cả các ngân hàng trên thế giới đều tuân thủ.

Về dư nợ của NHTM không tăng:

Trong thực tế hoạt động kinh doanh của các NHTM, hàng ngày có nhiều khoản vay đến hạn, quá hạn được trả nợ, đồng thời có những khoản vay mới vẫn được giải ngân. Hộ sản xuất ở nông thôn, các trang trại ở nhiều vùng miền khác nhau, các gia đình làm nghề kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh vận tải, làm dịch vụ khác… vẫn được NHTM giải ngân cho vay bình thường. Do vậy, nhìn tổng thể dư nợ không tăng hay tăng chậm, nhưng vẫn có những khoản vay mới phát sinh với lãi suất được cả người cho vay và đi vay chấp nhận được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

NHNN đã có cơ chế cho phép NHTM được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ nếu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt. Vì vậy, trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng tài chính của mình, các NHTM sẽ tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đối với khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng theo quy định; Thực hiện việc phân loại nợ đối với các khoản nợ cơ cầu lại thời hạn trả nợ, xem xét, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức hiện hành.

Về lãi suất: Thực tế hiện nay đối với khách hàng tiềm năng, những khách hàng truyền thống và có uy tín, nhiều NHTM thực hiện cho vay dưới mức lãi suất 14.5% - 15%/ năm theo chỉ đạo của NHNN, thậm chí chỉ có 13.5% - 14%/năm nhưng không phải là đại trà; riêng Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam giành 10.000 tỷ đồng cho vay lĩnh vực xuất khẩu với lãi xuất chỉ có 12%/năm.

Về dịch vụ: Dịch vụ ngân hàng là một trong những ngành dịch vụ quan trọng, nhạy cảm có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự thành công của tiến trình hội nhập. Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước, dịch vụ ngân hàng không ngừng tăng trưởng, vững mạnh về quy mô, mạng lưới giao dịch, năng lực tài chính, năng lực điều hành, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng đa dạng. Dịch vụ ngân hàng trong thời gian qua đã có những thành tựu lớn góp phần vào việc tăng tỷ trọng thu cho ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Điều này được thể hiện qua một số điểm sau:

- Sản phẩm dịch vụ ngân hàng luôn được hoàn thiện và bổ sung mới: Chất lượng các dịch vụ truyền thống ngày càng hoàn thiện, phát triển và ngày càng nâng cao với tốc độ phát triển ngày càng cao; cùng với sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại, các dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng ra đời và phát triển mạnh mẽ như dịch vụ thẻ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử như home banking, internet banking, mobile banking,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện với hệ thống các văn bản dưới luật được ban hành.

- Hệ thống các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng phát triển ngày càng đa dạng, với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế và có sự tham gia ngày càng sâu rộng của các thủ thể nước ngoài đã thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ trong việc cung ứng dịch vụ ngân hàng trên thị trường.

- Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế được mở rộng, đặc biệt đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các cá nhân.

- Giá cả dịch vụ ngân hàng từng bước đã được tự do hóa.

- Các cam kết về mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng được Chính phủ tuân thủ theo lộ trình đã ký kết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)