Phân tích hiệu quả của các loại hình dịch vụ 1 Phân tích hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 62)

III Tiền gửi của khách hàng 403.102 478.049 18,59 575.297 20,34 IV Vốn tài trợ ủy thác đầu

3.2.3Phân tích hiệu quả của các loại hình dịch vụ 1 Phân tích hiệu quả huy động vốn

2 Số bộ hồ sơ đã thẩm định nhưng không giả

3.2.3Phân tích hiệu quả của các loại hình dịch vụ 1 Phân tích hiệu quả huy động vốn

3.2.3.1 Phân tích hiệu quả huy động vốn

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng nếu không nói đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh, thì đối với ngân hàng vốn càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Một ngân hàng có tiềm lực về vốn mạnh thì có lợi thế về cạnh tranh, tăng quy mô hoạt động, tạo tiền đề cho việc đổi mới, trang bị cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ hiệu quả hơn cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy Ngân hàng MHB Phú Thọ cũng đã và đang quan tâm đến công tác huy động vốn với nhiều hình thức, phương thức rất đa dạng cả nội tệ và ngoại tệ với nhiều mức lãi suất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.1 Kết quả và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động năm 2009 - 2011

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh MHB Phú Thọ )

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh hoạt động huy động vốn của chi nhánh MHB Phú Thọ ta đi vào so sánh chỉ tiêu năng suất lao động và năng suất chi phí trong 3 năm 2009; 2010 và 2011 như sau:

Bảng 3.12 Bảng tính chỉ tiêu năng suất huy động vốn từ năm 2009 đến năm 2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 CL +, - % CL +, - % Nguồn vốn 406.7 35 504.132 628.060 97.397 23,95 123.92 8 24,58 NS lao động 12.71 0 14.404 14.606 1.693 13,32 202 1,40 NS chi phí 5,68 5,09 5,12 -0,59 -10,47 0,03 0,76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo bảng tính toán cho thấy năng suất lao động của hoạt động huy động vốn trong năm 2009 đạt 12.710 triệu đồng/lao động, năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên đạt 14.404 triệu đồng/lao động cao hơn 1.693 triệu đồng tương đương 13,32%. Sự tăng nhanh của chỉ tiêu này là năm 2010 yếu tố lao động bình quân tăng chậm trong khi vốn huy động lại tăng trưởng nhanh, do đó có thể nói năng suất lao động của nhân viên trong năm 2010 làm việc hiệu quả hơn so với năm 2009. Năm 2011 chỉ tiêu này vẫn tiếp tục tăng lên đạt 14.606 triệu đồng/lao động, tăng 1,40% so với năm 2010, như vậy năm 2011 có sự thay đổi nhiều về nhân sự, nhưng năng suất lao động vẫn tăng, chứng tỏ ngoài nổ lực của nhân viên thì năng suất lao động còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như lãi suất huy động, chính sách huy động... đã làm tăng số tiền huy động.

Để đánh giá hiệu quả của chỉ tiêu năng suất, ta tiếp tục phân tích chỉ tiêu năng suất chi phí của hoạt động huy động vốn. Qua bảng số liệu tính toán trên cho thấy, chỉ tiêu năng suất chi phí của năm 2009 đạt 5,68 triệu đồng, năm 2010 chỉ tiêu này giảm xuống 5,09 triệu đồng và năm 2011 lại tăng lên 5,12 triệu đồng. Nếu so sánh năm 2010 và năm 2009 thì chỉ tiêu năm 2010 giảm xuống thấp hơn so với năm 2009, sự giảm xuống của chỉ tiêu này trong năm 2010 là do tốc độ tăng của chi phí lãi huy động tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn huy động, cụ thể tốc độ tăng của vốn huy động 23,95% trong khi tốc độ tăng của chi phí lãi là 38,43 %. Nếu xét về quy mô cho thấy quy mô vốn huy động tăng lên, đây cũng là yếu tố thuận lợi làm tăng tổng tài sản cũng như tài sản có sinh lời cho Chi nhánh. Nhưng bên cạnh yếu tố thuận lợi, quy mô doanh số huy động tăng thì kéo theo chi phí lãi cũng tăng lên với tốc độ nhanh hơn, làm ảnh hưởng gây bất lợi đến lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Năm 2011 chỉ tiêu tăng lên 5,12 triệu đồng, cao hơn 0,03 triệu đồng so với năm 2010, theo bảng số liệu tính toán trên thì sự tăng lên của chỉ tiêu này trong năm 2011 là do tốc độ tăng chi phí lãi vay tăng chậm hơn tốc độ tăng của vốn huy động, như vậy quy mô vốn huy động vẫn tiếp tục tăng lên trong năm 2011, là yếu tố thuận lợi về tính thanh khoản cũng như tăng tài sản có sinh lời cho đơn vị,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đồng thời tốc độ tăng chi phí lãi có xu hướng giảm xuống, cho thấy lãi suất thị trường có xu hướng giảm trong năm 2011.

Nguyên nhân tăng giảm của chỉ tiêu năng suất chi phí này trong 3 năm qua là do một số nguyên nhân sau:

Do chính sách của chi nhánh ưu tiên tăng trưởng dịch vụ huy động vốn, vì vậy với lãi suất huy động hấp dẫn và đưa nhiều chương trình khuyến mãi đã kích thích được khách hàng gửi tiền tại chi nhánh tăng lên, bên cạnh đó với sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ là điều kiện thuận lợi cho vốn huy động tăng liên tục trong 3 năm qua. Nhưng yếu tố lãi suất huy động lại là yếu tố ảnh đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn, chi phí huy động vốn cao thì hiệu quả của hoạt động huy động vốn sẽ giảm. Thực trạng cho thấy: lãi suất huy động được duy trì tương đối ổn định trong năm 2009, cụ thể: lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng - 3 tháng dao động ở mức 9,7% đến 10,49%; kỳ hạn 6 tháng dao động trong khoảng từ 9,3% đến 10,4%; kỳ hạn 12 tháng dao động ở mức 9,4% đến 10,49% đây là năm có tỷ lệ lãi suất huy động ổn định nhất trong 3 năm qua. Sang năm 2010 Nhà nước thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất để thu hút tiền gửi trong dân cư, mức lãi suất huy động dao động ở khoảng 10,3% đến 11,38%, từ tháng 5 trở đi đến cuối năm 2010 nền kinh tế với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lãi suất huy động thị trường tăng nhanh có lúc lên đến 18%năm. Đây là lý do làm cho chi phí lãi vay tăng nhanh trong năm 2010. Năm 2011 cuộc đua lãi suất huy động vẫn tiếp tục diễn ra, đến tháng 10/2011 buộc ngân hàng Nhà nước phải can thiệp để điều chỉnh giảm lãi suất bằng ổn định ở mức tối đa là 14%/năm (đã bao gồm tất cả các hình thức khuyến mại). Điều này làm cho chỉ tiêu năng suất chi phí của chi nhánh MHB Phú Thọ có sự chuyển biến tốt hơn, đã tăng hiệu quả kinh doanh từ 5,09 lần lên 5,12 lần. Nhưng khi mà yếu tố lãi suất biến động, chi nhánh MHB Phú Thọ không cân đối tốt giữa hoạt động cho vay và vốn huy động, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận kinh doanh.

Một thực trạng nữa làm cho chỉ tiêu năng suất chi phí giảm hiệu quả, là trong cơ cấu hoạt động huy động vốn thì vốn huy động trong khu vực tư nhân chiếm tỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trọng cao lên đến 92,68%, trong khi khu vực các doanh nghiệp, tổ chức lại chiếm tỷ trọng quá thấp chỉ đạt 7,22% trong tổng vốn huy động, trong khi lãi suất huy động trong khu vực doanh nghiệp lại luôn thấp hơn so với trong khu vực cá nhân của chi nhánh MHB Phú Thọ, ở mức bình quân từ 0,5% - 1% năm và quy mô của khách hàng doanh nghiệp cũng lớn hơn, đây cũng còn là hạn chế. Vì chi nhánh đã bỏ qua đối tượng khách hàng mà có khả năng khai thác rất lớn, nếu khai thác tốt khu vực này sẽ góp phần làm tăng doanh số huy động và giảm chi phí lãi vay hơn nữa trong những năm qua.

Một nguyên nhân nữa phải xem xét đó là năng lực quản lý của chi nhánh, năm 2010 là năm lãi suất huy động thị trường biến động liên tục và tăng cao, trong bối cảnh đó Chi nhánh không hạn chế quy mô huy động vốn mà vẫn tiếp tục tăng trưởng huy động, đầu năm 2010 lãi suất thị trường vẫn tăng và đến tháng 10 năm 2011 mới giảm xuống, làm cho nguồn vốn huy động cuối năm 2011 bị ảnh hưởng về chi phí vốn, đây cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh doanh của hoạt động huy động vốn không cao.

Để đánh giá khách quan ta so sánh với kết quả của chi nhánh MHB Phú Thọ và một ngân hàng khác trong năm 2011 như sau:

So sánh với chi nhánh Vietinbank Hùng Vương và chi nhánh VP bank Phú Thọ cho thấy, chỉ tiêu năng suất lao động bình quân trong 3 năm là 11.150 triệu đồng/lao động và 12.410 triệu đồng/lao động thấp hơn so với mức bình quân của chi nhánh MHB Phú Thọ, trong khi đó năng suất chi phí bình quân của 2 ngân hàng này là 10,15 lần và 12,68 lần [Nguồn: chi nhánh Vietinbank Hùng Vương và chi nhánh VP bank Phú Thọ cung cấp] cao hơn so với chi nhánh MHB Phú Thọ, chứng tỏ họ đã huy động được nguồn vốn với chi phí lãi thấp hơn, đây cũng có thể là do các nhà quản trị của chi nhánh Vietinbank Hùng Vương và chi nhánh VP bank Phú Thọ dự đoán tốt về sự biến động của lãi suất trên thị trường đã điều tiết vốn huy động ở mức hợp lý để giảm thiểu chi phí lãi vay hoặc do chính sách kinh doanh hiệu quả hơn bên cạnh đó họ có các điểm giao giao tạo kênh phân phối do đó họ đã huy động được nguồn vốn với chi phí vốn thấp hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận: Trong 2 chỉ tiêu năng suất của hoạt động huy động vốn thì chỉ tiêu năng suất lao động bình quân đạt hiệu quả, nhưng chỉ tiêu năng suất chi phí lại không đạt hiệu quả, cụ thể: Nếu so sánh giữa các kỳ thì năm 2009, chỉ tiêu năng suất chi phí đạt hiệu quả cao nhất, và năm 2011 chỉ tiêu năng suất lao động bình quân đạt hiệu quả cao nhất. Nhưng nếu so sánh với một số ngân hàng khác thì chỉ tiêu năng suất chi phí của hoạt động huy động vốn của chi nhánh MHB Phú Thọ chưa đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 62)