0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phân tích hiệu quả cho vay

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 67 -67 )

III Tiền gửi của khách hàng 403.102 478.049 18,59 575.297 20,34 IV Vốn tài trợ ủy thác đầu

2 Số bộ hồ sơ đã thẩm định nhưng không giả

3.2.3.2 Phân tích hiệu quả cho vay

Hoạt động cho vay của ngân hàng là một trong những hoạt động rất được chú trọng và luôn là mục tiêu chiến lược. Vì hoạt động cho vay mang lại nguồn thu trực tiếp và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng. Trong tình hình khó khăn hiện nay, các NHTM phải cạnh tranh gay gắt để tìm kiếm lợi nhuận cho mình, do đó để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận buộc các NHTM phải tăng nguồn thu ngoài lãi bằng việc phát triển hoạt động dịch vụ, nhưng hoạt động cho vay vẫn đóng vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lợi nhuận cao nhất trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Biểu đồ 3.2 Kết quả hoạt động cho vay trong 3 năm từ năm 2009 – 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ghi chú: KHCN: Khách hàng cá nhân. KHDN: Khách hàng doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của chi nhánh MHB Phú Thọ ta đi vào phân tích chỉ tiêu năng suất cho vay trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 như sau:

Bảng 3.13 Bảng tính chỉ tiêu hiệu quả cho vay từ năm 2009 đến năm 2011

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 CL +, - % CL +, - % Dư nợ cho vay 507.742 561.967 745.857 54.225 10,68 183.893 32, 72 NS lao động 15.867 16.056 17.346 189 1,29 1.290 8,0 3 NS chi phí 1.25 1.11 1.19 -0,14 -10,7 0,08 6,5 3

Qua bảng số liệu tính toán ta thấy, tỷ số giữa dư nợ cho khách hàng vay so với nguồn vốn huy động năm 2009 là 1,25%, năm 2010 tỷ số này giảm xuống còn 1,11%, thấp hơn so với năm 2009 là 0,14%. Chỉ tiêu này giảm xuống là do sự tác động bởi 2 yếu tố, doanh số huy động và dư nợ cho khách hàng vay, trong đó yếu tố vốn huy động tăng lên 23,95% và yếu tố dư nợ cho khách hàng vay lại giảm xuống 10,7%. Nhưng năm 2011 chỉ tiêu lại tăng lên 1,19% cao hơn so với năm 2010 là 0,08%, nguyên nhân là cả 2 yếu tố vốn huy động và dư nợ cho vay đều tăng lên về quy mô, nhưng tốc độ tăng của dư nợ cho vay tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn huy động làm cho chỉ tiêu tăng lên, cụ thể: tốc độ tăng của dư nợ cho vay là 26,32% trong khi của doanh số huy động là 24,58%. Như vậy năm 2011, hoạt động cho vay đạt hiệu quả hơn so với năm 2010.

Trong khi đó chỉ tiêu năng suất lao động của hoạt động cho vay năm 2010 cũng tăng 189 triệu đồng/lao động, nguyên nhân, do năm 2010 số lượng lao động bình quân lại tăng lên, đưa dư nợ tăng 1,29% so với năm 2009. Năm 2011 chỉ tiêu này lại tăng lên cao hơn so với năm 2010 là 1.290 triệu đồng, sự tăng lên cho thấy đã có sự cải thiện tốt hơn về hoạt động cho vay, trong khi đó năm 2011 số lượng lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động tăng nhanh hơn so với năm 2011, nhưng tốc độ tăng dư nợ cho vay nhanh hơn, là tín hiệu khả quan cho hoạt động cho vay của chi nhánh MHB Phú Thọ những năm tiếp theo.

Nguyên nhân tác động đến hiệu quả của các chỉ tiêu này trong 3 năm qua là do một số lý do sau:

Chi nhánh MHB Phú Thọ so với các chi nhánh NHTM trên địa bàn vẫn là một doanh nghiệp non trẻ, do đó còn gặp rất nhiều khó khăn về nhân sự, cấu trúc bộ máy chưa hoàn thiện, thị trường còn mới mẻ, vì vậy đã tạo ra sự khó khăn cho chi nhánh tăng trưởng và phát triển dư nợ. Thêm vào đó năm 2009, 2010 là thị trường tài chính lại biến động, nền kinh tế khó khăn, làm cho dư nợ cho vay của chi nhánh tăng rất chậm, năm 2011 tình kinh tế có sự cải thiện đáng kể đã kích thích tăng dư nợ cho vay của chi nhánh lên cao.

Chính sách thắt chặt tín dụng của chi nhánh MHB Phú Thọ là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng dư nợ cho vay trong những năm qua, với các điều kiện của ngân hàng đưa ra là khách hàng phải đáp ứng đủ 11 tiêu chí cơ bản thì mới đủ điều kiện cho vay, trong khi đó đối tượng khách hàng của chi nhánh phần lớn là cá nhân hộ sản xuất và doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó rất ít khách hàng có thể đáp ứng một lúc 11 tiêu chí của ngân hàng, điều này đã làm cho chi nhánh mất đi nhiều khách hàng, đây là lý do làm cho dư nợ cho vay của chi nhánh qua 3 năm hoạt động vẫn nằm ở quy mô trung bình.

Quy trình, thủ tục cho vay của chi nhánh thể hiện sự chuyên môn hóa nhưng không phù hợp với hoạt động cho vay, làm cho quy trình cho vay trở nên rườm rà, thực hiện qua nhiều khâu, nhiều công đoạn, thêm vào đó thủ tục yêu cầu khách hàng cung cấp quá nhiều các loại giấy tờ hồ sơ làm cho khách hàng mất nhiều thời gian và công sức để vay được vốn, làm họ cảm thấy không hài lòng. Cụ thể, để thực hiện xong một quy trình vay vốn, khách hàng phải đi lên xuống ngân hàng tối thiểu 5 lần, qua 5 công đoạn với thời gian tối thiểu là 7 ngày làm việc, trong khi đó khách hàng lại luôn mong muốn ngân hàng làm thủ tục nhanh chóng, quy trình gọn nhẹ, giảm thời gian công sức cho khách hàng. Tâm lý khách hàng là khi cần tiền thì họ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mới đi vay nhưng thời gian làm hồ sơ kéo dài thì họ không thể chờ đợi được, buộc họ phải qua ngân hàng khác có thủ tục nhanh hơn hoặc họ vay mượn tiền từ người thân hoặc vay nóng ngoài chợ đen.

Một vấn đề ảnh hưởng đến kết quả cho vay là do địa bàn thị trường hoạt động rộng, bán kính có nơi lên đến 50km, trong khi đó chi nhánh MHB Phú Thọ lại không có các điểm giao dịch để tạo kênh phân phối bán hàng đã làm cho nhiều khách hàng phải từ bỏ quyết định vay vốn của chi nhánh để vay ngân hàng khác. Do chi phí đi lại phát sinh cao và mất nhiều thời gian đi trả lãi.

Thêm vào đó, chính sách kinh doanh của chi nhánh MHB Phú Thọ lại chú trọng vào phát triển khu vực khách hàng cá nhân nhiều hơn là khu vực khách hàng doanh nghiệp, trong khi đó nhu cầu vay của khách hàng cá nhân đều là các món có giá trị nhỏ hơn so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Điều này đã làm cho dư nợ vay tăng chậm và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong những năm qua.

Việc xúc tiến bán hàng của chi nhánh MHB Phú Thọ lại chưa hiệu quả, không có các giải pháp phát triển khách hàng. Việc khuyếch trương, quảng bá và tiếp thị chưa hiệu quả. Hơn thế, đội ngũ nhân viên còn trẻ thiếu kinh nghiệm, làm việc chưa chuyên nghiệp. Tất cả nhữnh điếu đó đã làm hạn chế sự tăng trưởng của hoạt động cho vay, từ đó ảnh hưởng đến hiệu của kinh doanh của các chỉ tiêu này.

Tuy nhiên, với sự vào cuộc của Chính phủ cùng với những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chương trình hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức và cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh, theo quyết định số 131/QĐ – NHNN ngày 23/1/2009, chương trình hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn trung, dài hạn thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh theo quyết định số 443/QĐ – TTg ngày 4/4/2009 giúp lãi suất cho vay giảm từ 13,8% - 14%/năm xuống còn 10,5% -12% năm vào năm 2009. Năm 2010 lãi suất cho vay tăng lên 18%/năm và năm 2011 là 21%/năm cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả của chi nhánh MHB Phú Thọ.

Nếu so sánh với chỉ tiêu bình quân của một số ngân hàng đối thủ khác trong 3 năm 2009; 2010 và 2011 như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.14 Bảng chỉ tiêu năng suất hoạt động cho vay của các chi nhánh và các đơn vị khác Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu MHB Phú Thọ Vietinbank Hùng Vƣơng VPbank tỉnh Phú Thọ NS lao động bq 16.423 21.528 20.449 NS chi phí 1,18 2,03 2,17

(Nguồn: MHB Phú Thọ, Vietinbank Hùng Vương và VPbank tỉnh Phú Thọ )

Nếu so sánh với chỉ tiêu của chi nhánh Vietinbank Hùng Vương và chi nhánh VP bank tỉnh Phú Thọ thì hiệu quả kinh doanh chi nhánh MHB Phú Thọ là rất thấp. Nguyên nhân 2 chi nhánh ngân hàng so sánh có hiệu quả kinh doanh cao hơn, là do họ đều mở rộng cho vay nhiều loại sản phẩm hơn, như sản phẩm cho vay thấu chi tiêu dùng, cho vay du học, cho vay sản xuất nông nghiệp...còn chi nhánh MHB Phú Thọ lại chưa có các loại sản phẩm này. Bên cạnh đó, tuy chính sách cho vay của 2 ngân hàng này cũng thông thoáng hơn, nhưng họ tập trung phát triển tín dụng nhiều hơn là dịch vụ, có các điểm giao dịch tạo kênh phân phối thuận tiện hơn và kinh nghiệm quản lý trong hoạt động cho vay của họ cũng tốt hơn. Một vấn đề nữa là quy trình, thủ tục cho vay của chi nhánh MHB Phú Thọ quá rườm rà, cụ thể: Mỗi khách hàng vay vốn tại chi nhánh thì phải mất thời gian tối thiểu là 7 ngày làm việc và lên xuống ngân hàng tối thiểu 5 lần qua 5 công đoạn, trong khi 2 chi nhánh ngân hàng đối thủ thì thời gian làm hồ sơ trung bình 4 ngày làm việc và chỉ mất tối đa không quá 3 lần lên xuống ngân hàng. Đây là những nguyên nhân làm cho hoạt động cho vay của chi nhánh kém hiệu quả hơn so với các ngân hàng đối thủ.

Kết luận: Kết quả này cho thấy dịch vụ cho vay của chi nhánh năm 2011 đang có chiều hướng tăng lên về quy mô, điều này nói lên đã có dấu hiệu của sự tăng trưởng, nhưng so với mức bình quân của chi nhánh khác thì hiệu quả dịch vụ cho vay của chi nhánh MHB Phú Thọ là hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 67 -67 )

×