Giải pháp thứ tư: Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ nhân viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 96)

III Tiền gửi của khách hàng 403.102 478.049 18,59 575.297 20,34 IV Vốn tài trợ ủy thác đầu

d.Giải pháp thứ tư: Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ nhân viên.

nhân viên.

+ Sự cần tiết phải thực hiện giải pháp

Muốn cho ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì lao động trong ngân hàng phải là lao động có chất lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng thực hành (nhất là kỹ năng giao tiếp với khách hàng), biết tích luỹ kinh nghiệm trong công việc và cập nhật những kiến thức mới. Hơn thế, còn phải đào tạo cho đội ngũ nhân viên ưu tú có khả năng kế thừa và phát huy kinh nghiệm của những người đi trước. Nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức là nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như xây dựng thương hiệu, uy tín của ngân hàng trên thị trường. Là một ngân hàng mới hoạt động với đội ngũ nhân viên phần lớn còn non trẻ, yếu nghiệp vụ và thiếu kỹ năng làm việc thì việc thực hiện giải pháp này là rất cần thiết đối với chi nhánh MHB Phú Thọ trong thời gian tới.

+ Cách thức thực hiện giải pháp:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghiệp vụ cho người lao động bằng cách mở các khoá đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn phù hợp, đồng thời khuyến khích họ tự học tập, bồi dưỡng.

- Thường xuyên mở các cuộc hội thảo nhằm trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm cho người lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xây dựng và hoàn thiện chế độ hỗ trợ học tập cho người lao động trên nguyên tắc ngân hàng và người lao động cùng đóng góp.

- Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ tay nghề giỏi cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị theo định kỳ, nhằm cũng cố kiến thức và kỹ năng cho nhân viên.

- Ngân hàng phải có những chính sách khuyến khích thoả đáng với cán bộ công nhân viên: Người lao động làm việc vì lợi ích tập thể, nhưng lại chịu trách nhiệm cá nhân lớn nhất khi có rủi ro xảy ra, chính vì vậy Ngân hàng phải có chính sách động viên, khen thưởng, đồng thời cũng có hình thức kỷ luật đối với người lao động thiếu trách nhiệm (phạt, trừ lương...). Chính sách thưởng phạt phân minh, quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, sẽ là động lực thúc đẩy người lao động hoàn thành tốt công việc của mình và không ngừng nỗ lực nâng cao nghiệp vụ, cống hiến hết mình vì sự phát triển của Chi nhánh.

+ Nguồn lực để thực hiện: Chi phí cho hoạt động này là 1%doanh thu. Hiện tại chi nhánh MHB Phú Thọ thực hiện là 0,5%doanh thu, trong khi đó mức bình quân ngành là 1% doanh thu[nguồn: www.vneconomy.vn]/

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 96)