Giải pháp thứ sáu: Cải thiện cách thức định giá sản phẩm để ấn định giá bán hợp lý (Lãi tiền cho vay và các phí dịch vụ khác) cạnh tranh thấp hơn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 98)

III Tiền gửi của khách hàng 403.102 478.049 18,59 575.297 20,34 IV Vốn tài trợ ủy thác đầu

f.Giải pháp thứ sáu: Cải thiện cách thức định giá sản phẩm để ấn định giá bán hợp lý (Lãi tiền cho vay và các phí dịch vụ khác) cạnh tranh thấp hơn

giá bán hợp lý (Lãi tiền cho vay và các phí dịch vụ khác) cạnh tranh thấp hơn các ngân hàng khác trên địa bàn và áp dụng chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt.

Cách thức định giá của đơn vị hiện nay phần lớn dựa trên đối thủ cạnh tranh, theo quy định của Nhà nước… chứ chưa dựa trên giá trị thực tế của sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, theo mức độ rủi ro, theo địa điểm… nên trong nhiều trường hợp giá bán sản phẩm sẽ không hợp lý. Do vậy đơn vị cần phải lượng hoá được rủi ro cho từng đối tượng khách hàng, từng loại cho vay. Tăng cường hoạt động Marketing nhằm thăm dò thị trường, chào bán sản phẩm với những nhóm khách hàng khác nhau. Phát triển hình thức cung cấp dịch vụ trọn gói. Khi cung cấp một nhóm sản phẩm dịch vụ trọn gói có thể khách hàng sẽ phải trả phí cao hơn ở sản phẩm này, nhưng lại được hưởng giá thấp hơn ở sản phẩm khác, trong khi đơn vị có điều kiện thu hút khách hàng mà thu nhập lại không giảm, thậm chí có thể tăng do khách hàng muốn nhận được sản phẩm có tính tiện ích cao, nên sẵn sàng trả phí cao…

4.2.1.4 Kết quả mong đợi của giải pháp

Giải pháp được thực hiện sẽ tác động làm thay đổi thực trạng, còn hạn chế của chi nhánh MHB Phú Thọ thông qua bảng so sánh thực trạng trước và sau khi thực hiện giải pháp như sau:

Nội dung Thực trạng Kết quả của giải pháp

Quy trình, thủ tục cho vay Rườm rà chưa hợp lý và thiếu khoa học Gọn nhẹ, hợp lý và khoa học Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ

Chưa có kinh nghiệm, thiếu tính chuyên nghiệp

Nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, tạo tính chuyên nghiệp trong công việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chế, chưa hợp lý làm mất cơ hội khai thác thị trường

thị trường, tiếp cận thị trường và cung cấp dịch vụ tốt hơn

Xúc tiến bán hàng Còn yếu, chưa tác động mạnh đến hình ảnh, thương hiệu

Tác động tích cực đến hình ảnh và thương hiệu của đơn vị, thu hút khách hang sử dụng dịch vụ của đơn vị nhiều hơn

Từ kết quả của giải pháp sẽ làm thay đổi các chỉ tiêu sau:

+ Tăng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động cho vay, cụ thể:

Thực hiện tốt giải pháp sẽ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, việc tiếp cận khách hàng tốt hơn, cung cấp sản phẩm kịp thời, nâng cao khả năng cạnh tranh, từ đó thu hút được nhiều khách hàng vay vốn, tăng quy mô dư nợ cho vay, tăng doanh thu lãi từ hoạt động cho vay. Các yếu tố này tăng lên sẽ tác động làm tăng hiệu quả của hoạt động cho vay của Chi nhánh.

+ Tăng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động huy động vốn, cụ thể:

Thiết lập kênh phân phối và xúc tiến bán hàng sẽ giúp chi nhánh dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn vốn huy động với lãi suất thấp, đồng thời quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm tới được khách hàng, từ đó sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn. Với kết quả đó sẽ làm tăng quy mô huy động vốn, giảm chi phí lãi huy động, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.

+ Tăng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động dịch vụ, cụ thể:

Đa dạng hóa sản phẩm cho vay không chỉ làm tăng dư nợ cho vay mà còn thu được thêm rất nhiều các loại phí dịch vụ, do khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ khác kèm theo, thêm vào đó việc mở thêm các phòng giao dịch sẽ tạo điều kiện cho nhiều khách hàng ở khu vực xa hơn có thể tiếp cận được các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh. Như vậy, thực hiện tốt giải pháp sẽ làm tăng doanh thu dịch vụ, từ đó nâng cao hiệu quả cho các chỉ tiêu hoạt động dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động cho vay, hoạt động huy động vốn và hoạt động dịch vụ tăng lên sẽ làm tăng doanh thu và giảm chi phí, lợi nhuận tăng lên, từ đó làm cho hiệu quả của các chỉ tiêu ROE, ROA tăng lên.

Kết luận: Thực hiện tốt giải pháp sẽ góp phần đem lại lợi ích cho ngân hàng, cho khách hàng và cho cả xã hội, cụ thể:

+ Đối với ngân hàng:

- Xây dựng được thương hiệu, uy tín trên thị trường.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

- Giúp cho ngân hàng kinh doanh có hiệu quả là nền tảng cho sự phát triển bền vững lâu dài.

+ Đối với khách hàng:

. Thỏa mãn nhu cầu khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

- Khách hàng có đầy đủ thông tin trên thị trường để lựa chọn sản phẩm dịch vụ tin cậy.

- Khách hàng có cơ hội và dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay, cũng như sử dụng các sản phẩm dịch vụ tiện ích của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khách hàng được tư vấn miễn phí và được nhiều lợi ích hơn khi ngân hàng thực hiện các chương trình khuyến mãi, tặng quà, hái lộc...

- Khách hàng được sử dụng các sản phẩm dịch vụ tốt nhất với chi phí phải trả thấp nhất

+ Đối với nền kinh tế và xã hội:

- Cung cấp cho nền kinh tế nhiều sản phẩm hàng hóa dịch vụ của ngân hàng, giúp cho nền kinh tế hoạt động vận hành một cách đồng bộ và nhịp nhàng hơn.

- Cung cấp cho nền kinh tế một lượng vốn đầu tư dồi dào, từ nguồn vốn nhàn rỗi huy động được trong xã hội thông qua thị trường.

- Kích thích các ngân hàng có động lực cạnh tranh, để phát triển tạo ra một thì trường tài chính hùng mạnh cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.

- Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, góp phần đóng góp ngân sách cho nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị 4.2.2.1 Căn cứ để thực hiện giải pháp 4.2.2.1 Căn cứ để thực hiện giải pháp

+ Căn cứ vào định hướng phát triển của Chi nhánh.

+ Căn cứ vào thực trạng về năng lực quản trị trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

+ Căn cứ vào mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường, đòi hỏi việc nâng cao năng lực quản trị là cần thiết và cấp bách.

4.2.2.2 Mục đích của giải pháp

Mục đích của giải pháp là nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác quản trị của Chi nhánh trong thời gian qua, trên cơ sở đó, nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác bằng các chính sách hữu hiệu, giảm thiểu chi phí và rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh để thực hiện đạt được mục tiêu đã đề ra, theo định hướng phát triển.

4.2.2.3 Nội dung thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 98)