Phân tích các chỉ tiêu năng suất của chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 59)

III Tiền gửi của khách hàng 403.102 478.049 18,59 575.297 20,34 IV Vốn tài trợ ủy thác đầu

3.2.2.3Phân tích các chỉ tiêu năng suất của chi nhánh

2 Số bộ hồ sơ đã thẩm định nhưng không giả

3.2.2.3Phân tích các chỉ tiêu năng suất của chi nhánh

Bảng 3.10. Bảng tính các chỉ tiêu năng suất từ năm 2009 đến năm 2011

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 CL +, - % CL +, - % 1. Doanh thu 93.959 128.826 154.904 +34.867 37,11 +26.078 20,24 2. Tổng tài sản bq 538.901 610.319 742.237 +71.418 13,25 +131.918 21,64 3. Lao động bq 32 35 43 +3 9,37 +8 22,86 5. NS lao động 2.936 3.681 3.602 +745 25,37 -78 -2,15 6. NS tài sản 0.1744 0.2111 0.2087 +0,04 21,04 -0,002 -1,14

(Nguồn: chi nhánh MHB Phú Thọ cung cấp)

Từ bảng số liệu tính toán trên cho thấy năm 2009 năng suất lao động bình quân là 2.936 triệu đồng/lao động, năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên đạt mức 3.681 triệu đồng/lao động, cao hơn 745 triệu đồng so với năm 2009, tăng 25,37% sự tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lên của chỉ tiêu này là do sự tác động của 2 yếu tố doanh thu và số lượng lao động bình quân, với số liệu trên bảng tính thì cả doanh thu và số lao động bình quân đều tăng lên, chứng tỏ quy mô về doanh thu đã tăng lên trong năm 2010. Với mức tăng của doanh thu nhanh hơn mức tăng của số lao động bình quân là nguyên nhân làm cho chỉ tiêu năng suất tăng lên trong năm 2010. Năm 2011 chỉ tiêu này lại giảm xuống còn 3.602 triệu đồng/lao động, giảm 78 trđ, giảm 2,15% so năm 2010, so sánh với năm 2010 thì cả doanh thu và lao động bình quân vẫn tăng lên, nhưng mức tăng của doanh thu chậm hơn mức tăng của lao động, cụ thể: mức tăng của doanh thu là 20,24% trong khi mức tăng của lao động 22,86%, như vậy sự giảm năng suất là do năm 2011 số lượng lao động bình quân của chi nhánh MHB Phú Thọ tăng nhanh, đồng thời sức tăng trưởng của doanh thu cũng tăng chậm lại trong năm 2011.

So sánh chỉ tiêu doanh thu/tổng tài sản bình quân giữa các năm cũng cho thấy năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên cao từ 0,1744 lần lên 0,2111 lần, tăng 0,04 trđ, tăng 21,04% so năm 2009, sự biến động tăng của chỉ tiêu này là do yếu tố doanh thu tăng lên với mức độ nhanh hơn so với mức tăng của tổng tài sản bình quân, nhưng đến năm 2011 chỉ tiêu này chỉ đạt 0,2087 lần, thấp hơn 0,002 lần so với năm 2010, giảm 1,14%. Như vậy, doanh thu tăng trưởng chậm lại trong khi tổng tài sản vẫn tăng nhanh, làm cho vòng quay bị giảm xuống và giảm hiệu quả của chỉ tiêu này.

Qua sự so sánh giữa các năm cho thấy, nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của các chỉ tiêu năng suất là do chất lượng làm việc của đội ngũ công nhân viên trong đơn vị, năm 2010 số lượng công nhân viên ổn định và có thêm kinh nghiệm đã tác động tích cực đến chỉ tiêu năng suất. Nhưng năm 2011, nguồn nhân lực biến động tăng thêm số lượng nhân viên mới với chất lượng lao động không cao đã tác động làm cho các chỉ tiêu này giảm xuống.

Để đánh giá một cách khách quan hơn ta so sánh chỉ tiêu này với các ngân hàng đối thủ như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.11.a Bảng chỉ tiêu năng suất của MHB tỉnh Phú Thọ và VP bank CN Phú Thọ

Chỉ tiêu MHB tỉnh Phú Thọ VP bank CN Phú Thọ 2009 2010 2011 2009 2010 2011

1. Doanh thu/lao độngbq 2.936 3.681 3.602 3.106 3.609 3.619

2. Doanh thu/TTS bq 0,1744 0,2111 0,20878 0,177 0,260 0,201

(Nguồn: MHB tỉnh Phú Thọ và VP bank CN Phú Thọcung cấp)

Bảng 3.11.b Bảng chỉ tiêu năng suất của ngân hàng Vietinbank Hùng Vƣơng và MHB tỉnh Phú Thọ

Chỉ tiêu Vietinbank Hùng Vƣơng MHB tỉnh Phú Thọ 2009 2009 2009 2009 2010 2011

1. Doanh thu/lao độngbq 3.190 2.936 2.936 2.936 3.681 3.602

2. Doanh thu/TTS bq 0,186 0,1744 0,1744 0,1744 0,2111 0,2087

8

(Nguồn: Vietinbank Hùng Vương và MHB tỉnh Phú Thọ)

Nếu so sánh với chỉ tiêu của chi nhánh Vietinbank Hùng Vương và chi nhánh Vietinbank Hùng Vương, thì chỉ tiêu doanh thu/lao động bình quân của 2 ngân hàng này cao hơn so với chi nhánh MHB Phú Thọ, do 2 ngân hàng đối thủ này không có sự biến động mạnh về nhân sự và họ có được đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả hơn, trong khi đó chi nhánh MHB Phú Thọ do mới hoạt động nên nguồn nhân sự chưa ổn định, đã tạo ra sự biến động về nhân sự, bên cạnh đó cả 2 ngân hàng đối thủ đều có chiến lược phát triển mạnh về tín dụng đã tạo ra mức tăng doanh thu nhanh hơn so với chi nhánh MHB Phú Thọ, nhưng nhìn chung xu hướng của chỉ tiêu này cũng tăng lên trong năm 2010 và giảm xuống trong năm 2011. Trong khi đó chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản của chi nhánh MHB Phú Thọ năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2009 thấp hơn so với 2 ngân hàng đối thủ, tuy nhiên năm 2010 chi nhánh MHB Phú Thọ lại đạt hiệu quả cao hơn so với VP bank CN Phú Thọ, năm 2011 cả 3 ngân hàng đều giảm nhưng mức giảm của chi nhánh MHB Phú Thọ thấp hơn còn đạt được ở mức 0,2087 lần, trong khi của chi nhánh NH Vietinbank Hùng Vương là 0,198 lần và của VP bank CN Phú Thọ là 0,201lần.

Như vậy, hiệu quả đạt được của các chỉ tiêu năng suất so với đối thủ cho thấy, nguyên nhân dẫn đến kết quả là do tình hình chung của nền kinh tế và năng suất làm việc của mặt bằng lao động, đã tác động tương đối đều đến chỉ tiêu năng suất của các ngân hàng trên địa bàn.

Kết luận: Các chỉ tiêu năng suất của chi nhánh MHB Phú Thọ là có hiệu quả,

cụ thể: Trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 thì trong năm 2010 chỉ tiêu năng suất của chi nhánh đạt hiệu quả cao nhất và năm 2009 đạt hiệu quả thấp nhất. So với các ngân hàng đối thủ thì chỉ tiêu năng suất của chi nhánh là có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 59)