Đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 83)

III Tiền gửi của khách hàng 403.102 478.049 18,59 575.297 20,34 IV Vốn tài trợ ủy thác đầu

3.3.1.3Đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2 Số bộ hồ sơ đã thẩm định nhưng không giả

3.3.1.3Đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 16 ngân hàng chi nhánh cấp I 14 Ngân hàng thương mại, 01 Ngân hàng chính sách xã hội, 01 Ngân hàng phát triển, 01 Qũy tín dụng nhân dân trung ương, 15 ngân hàng chi nhánh cấp II thuộc hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ; 105 phòng giao dịch; 78 máy ATM và 35 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Trong 16 chi nhánh Ngân hàng cấp I này thì có 2 ngân hàng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với chi nhánh MHB Phú Thọ, đó là chi nhánh Vietinbank Hùng Vương và chi nhánh VP bank Phú Thọ. Cụ thể:

+ Về năng lực quản trị: Cả 2 chi nhánh Vietinbank Hùng Vương và chi nhánh VP bank Phú Thọ đều có kinh nghiệm quản lý điều hành tốt hơn so với chi nhánh MHB Phú Thọ, lý do: hai ngân hàng này được thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2000 và 2001, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý cũng đã được hoàn thiện và hoạt động kinh doanh cũng ổn định hơn. Họ có được một đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý có kinh nghiệm tốt hơn. Với những lợi thế đó, họ am hiểu tốt về thị trường để đưa ra những quyết định kịp thời phù hợp với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tình hình thực tế đảm bảo đủ yếu tố cạnh tranh với các ngân hàng khác. Chính sách của 2 ngân hàng này đưa ra cũng thông thoáng, phù hợp với điều kiện của khách hàng hơn. Trong khi đó, chi nhánh MHB Phú Thọ mới đi vào hoạt động khoảng giữa năm 2004, kinh nghiệm quản lý điều hành yếu hơn, cơ cấu bộ máy chưa được hoàn thiện, đội ngũ nhân sự còn trẻ. Điều này đã tạo ra khó khăn cho Ban lãnh đạo thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của mình. Từ thực trạng đó, việc quyết định các chính sách của chi nhánh MHB Phú Thọ cũng thận trọng hơn và khắt khe hơn và chính điều này đã làm cho chi nhánh bị thụ động khó tiếp cận được với khách hang, mất đi lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

+ Năng lực tài chính:

Sự lớn mạnh về năng lực tài chính của ngân hàng mẹ cũng là điều kiện thuận lợi về tiềm lực tài chính cho các chi nhánh trong hệ thống phát triển. Vì vậy để đánh giá năng lực tài chính của 2 ngân hàng đối thủ trước tiên ta đi vào so sánh tiềm lực tài chính của các ngân hàng mẹ:

Vốn điều lệ của ngân hàng TMCP Công thương là 20.230 tỷ đồng tính đến 31/12/2011, tổng tài sản tính đến 31/12/2011 là 411.038 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu là 24.000 tỷ đồng.[Nguồn: www.icb.com.vn]

Vốn điều lệ của ngân hàng VP bank là 16.700tỷ đồng, tổng tài sản là 357.906tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu là 10.547 tỷ đồng tính đến 31/12/2009.

[Nguồn: vp bank.com.vn].

Trong khi đó vốn điều lệ của MHB tính đến 31/12/2009 là 30.358tỷ đồng, tổng tài sản là 367.724 tỷ đồng và tổng vốn chủ sở hữu là 9.640 tỷ đồng. [Nguồn: www.mhb.com.vn]

Như vậy, so sánh về năng lực tài chính ngân hàng mẹ của 2 chi nhánh ngân hàng đối thủ cho thấy không có sự chênh lệch nhiều, do đó khả năng cạnh tranh của chi nhánh MHB Phú Thọ vượt qua 2 đối thủ cạnh tranh sẽ lớn hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng tài sản của chi nhánh Vietinbank Hùng Vương tính đến 31/12/2011 là 829.320 triệu đồng, vốn chủ sở hữu là 29.540 triệu đồng [Nguồn: Do chi nhánh Vietinbank Hùng Vương cung cấp]

Tổng tài sản của chi nhánh VP bank Phú Thọ tính đến 31/12/2011 là 793.610 triệu đồng, vốn chủ sở hữu là 25.140 triệu đồng.[Nguồn: Do VPbank Phú Thọ cung cấp]

Trong khi đó tổng tài sản của chi nhánh MHB Phú Thọ tính đến 31/12/2009 là 742.237 triệu đồng, vốn chủ sở hữu là 37.850 triệu đồng.

Như vậy, xét tổng tài sản thì 2 ngân hàng đối thủ mạnh hơn nhưng xét nguồn vốn chủ sở hữu thì chi nhánh MHB Phú Thọ mạnh hơn.

+ Chính sách marketing

Chính sách marketing thì mỗi ngân hàng có một lợi thế riêng của mình như: hoạt động dịch vụ cho vay thì chính sách marketing của chi nhánh Vietinbank Hùng Vương và chi nhánh VP bank Phú Thọ tốt hơn, do họ đưa ra nhiều loại hình dịch vụ cho vay tốt hơn, lãi suất cho vay thấp hơn, chính sách cho vay mở rộng ra nhiều lĩnh vực ngành nghề, quy trình thủ tục cho vay đơn giản, nhanh gọn và hợp lý, do đó, đã thu hút được nhiều khách hàng, cũng như tăng trưởng dư nợ cho vay cao hơn so với chi nhánh MHB Phú Thọ. Nhưng ngược lại, hoạt động dịch vụ của chi nhánh MHB Phú Thọ lại có chính sách marketing tốt hơn, với đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ, lãi suất huy động và phí dịch vụ cũng hấp dẫn hơn, chất lượng dịch vụ cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh dịch vụ cũng tốt hơn. Đây cũng là nhân tố lợi thế cho việc phát triển dịch vụ của chi nhánh MHB Phú Thọ so với các đối thủ khác. Về hệ thống kênh phân phối thì cả chi nhánh Vietinbank Hùng Vương và VPbank Phú Thọ đã có phòng giao dịch đặt tại 13 huyện, thành thị trong tỉnh để hỗ trợ phân phối dịch vụ cho chi nhánh, trong khi đó chi nhánh MHB Phú Thọ mới chỉ đặt phòng giao dịch tại 4/13 huyện thành thị trong tỉnh. Điều này đã hạn chế khả năng thu hút, tiếp cận khách hàng và hạn chế việc mở rộng kinh doanh của MHB Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ (Trang 83)