Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 97)

1. Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có

3.1.Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Từ thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được đề cập và phân tích ở Chương 2 Luận văn, ta thấy rằng việc tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này là một nhu cầu cầp thiết được đặt ra để khắc phúc những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định này, đồng thời góp phần xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam nói riêng minh bạch, rõ ràng, hiện đại.

Việc tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không chỉ nhằm khắc phục những vấn đề được đặt ra từ thực trạng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà còn xuất phát từ yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường, của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như đòi hỏi mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

Trước hết, phải nhận thức rằng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu xuất phát từ đòi hỏi tự thân của sự phát triển nền kinh tế thị trường. Bản thân nền kinh tế thị trường Việt Nam có những đặc thù riêng có và những đặc thù này đã có những tác động quan trọng tới quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước nói chung và hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng.

98

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Xu hướng này đã mở ra cho đất nước ta những cơ hội để phát triển kinh tế, đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức đặc biệt là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ nước ngoài trong thị trường trong nước. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức kinh tế thế giới WTO, Tổ chức ASEAN, thiết lập các mối quan hệ song phương với nhiều quốc gia trên thế giới...Do đó, trong giai đoạn hiện nay, một mặt Việt Nam phải tích cực cố gắng hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác phải có những biện pháp để góp phần phát huy ngày càng cao hơn những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực do tác động của tiến trình hội nhập này. Toàn cầu hóa sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh quyết liệt về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữa các quốc gia, làm cho chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập, hòa mình vào sân chơi chung của cộng đồng thương mại quốc tế. Đồng thời, hội nhập kinh tế cũng đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường để hàng hóa dịch vụ và đầu tư nước ngoài dễ dàng thâm nhập vào thị trường nội địa. Sự gia tăng mạnh mẽ của các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu, sự gian lận thuế ngày càng tinh vi, những dự báo về sự sụt giảm số thu thuế...đã làm tăng hoạt động quản lý Hải quan và tính phức tạp của nó. Khó khăn lớn là làm sao đáp ứng được yêu cầu của hệ thống thuế phù hợp với các quy định của WTO và các tổ chức thương mại khác mà Việt Nam đã tham gia ký kết nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định về kinh tế đất nước, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Bên cạnh đó Hải quan Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của Tổ chức Hải quan Thế giới WCO. Toàn cầu hoá đã và đang làm thay đổi thế giới và WCO phải bắt kịp với sự thay đổi và điều chỉnh đó. WCO không bao giờ

99

dừng lại. Trong những năm gần đây, WCO đã tiến hành những thay đổi căn bản. WCO đã bắt đầu chuyển từ một tổ chức mang tính kỹ thuật để trở thành một tổ chức mang tầm chiến lược, hướng ra bên ngoài, đáp ứng nhanh nhạy trong vai trò mới của Hải quan với tư cách là Cơ quan quản lý thương mại quốc tế và đã đưa ra nhiều sáng kiến liên quan để phục vụ cho việc thực hiện tại các quốc gia. WCO đang chuyển mình để trở thành một tổ chức thấm nhuần văn hoá nội tại, đánh giá mang tính phê phán và thích ứng với sự thay đổi. Các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hải quan nói chung và quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng của Việt Nam cũng cần phải tuân thủ theo những quy định chung của WCO. Điều này cũng đặt ra sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hải quan.

Một nhân tố nữa cũng rất quan trọng dẫn đến việc cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đó là yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, xây dựng “Chính phủ một cửa” của Nhà nước. Hải quan Việt Nam cũng đang trong quá trình cải cách hiện đại hóa, quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải gắn với quá trình này. Thực hiện Đề án 30 (theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010) ngành Hải quan tiếp tục cải cách hơn nữa thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch cho người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế. Đồng thời, quá trình cải cách hành chính thuế cần được đi đôi với việc tạo cơ sở pháp lý để thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý thuế, như kê khai thuế điện tử, hải quan điện tử...Do đó, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một nhu cầu tất yếu.

100

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 97)