Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 120 - 125)

1. Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có

3.3.9.Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Năm 2011, Tổng cục Hải quan đã ban hành Hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1314/QĐ-TCHQ ngày 18/7/2011. Đây được coi là bước đi quan trọng trong công cuộc cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan. Chỉ số đánh giá hoạt động hải quan là một công cụ để xác định kết quả, hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan, giúp cơ quan Hải quan đánh giá sự tiến bộ, hướng tới tầm nhìn và các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đây chính là những con số “biết nói” thể hiện một cách chính xác và trung thực kết quả, hiệu quả hoạt động của Hải quan Việt Nam. Hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động hải quan gồm 32 chỉ số được chia thành 2 nhóm: Nhóm chỉ số tổng quát với 6 chỉ số và nhóm chỉ số cụ thể với 26 chỉ số. Nhóm chỉ số tổng quát là những chỉ số đánh giá thành tựu phát triển vĩ mô của ngành Hải quan, được Hải quan ở nhiều nước trên thế giới sử dụng như chỉ số “Thời gian giải phóng hàng trung bình”, chỉ số “Sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động hải quan”... Nhóm chỉ số cụ thể gồm những chỉ số phục vụ cho báo cáo tổng kết năm của ngành Hải quan đã được sử dụng như một thông lệ trong báo cáo năm như chỉ số “Tổng số thuế thu trên tổng dự toán thu thuế hàng năm”, “Tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn thu hồi được trên tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn phải thu hồi”…; chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành cam kết nêu tại Tuyên ngôn phục vụ khách hàng như chỉ số “Tổng số hồ sơ xét miễn thuế được giải quyết trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận trên tổng số hồ sơ xét miễn thuế đầy đủ, hợp lệ đã nộp”, “Tổng số tờ khai hoàn thành việc đăng ký, tiếp nhận, cấp số trong thời gian 30 phút trên tổng số tờ khai đã được đăng ký, tiếp nhận, cấp số”…; chỉ số đánh giá chủ đề hoạt động năm 2011 của ngành Hải quan như chỉ số “Tổng số thu của hoạt động kiểm tra sau thông quan trên

121

tổng số thu toàn ngành Hải quan”, “Tổng số doanh nghiệp được kiểm tra sau thông quan trên tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu”. Hệ thống chỉ số này được thiết kế với những chỉ số trong Ngành và những chỉ số hướng ra ngoài Ngành, đánh giá hoạt động Hải quan thông qua sự nhìn nhận, sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động hải quan, thông qua mức độ hoàn thành cam kết của Hải quan đối với khách hàng.

Trong những năm tiếp theo, Hải quan Việt Nam sẽ xây dựng bộ chỉ số chi tiết đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Kết quả chỉ số sẽ giúp đánh giá được chính xác hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (cả về khối lượng công việc lẫn chất lượng công việc). Có nhận đinh được chính xác hiệu quả của hoạt động này thì mới có thể đưa ra những giải pháp, cũng như những bước đi hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý.

122

KẾT LUẬN

Luật Quản lý thuế số 78 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn liên quan được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế thu - nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước đồng thời khuyển khích, thúc đẩy hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại, hội nhập quốc tế.

Sau hơn năm năm thực hiện, các quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Luật đã quy định thống nhất chính sách quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính rõ ràng minh bạch, dễ thực hiện; Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, cộng đồng xã hội trong công tác quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ; Tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước. Hoạt động quản lý thuế đã thay đổi phương thức quản lý, chuyển từ phương thức quản lý phần lớn người nộp thuế thực hiện theo thông báo của cơ quan thuế sang phương thức quản lý theo cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo pháp luật thuế; Cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế chủ yếu theo chức năng kết hợp một phần với quản lý theo đối tượng (tuyên truyền hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra,…) và hướng tới quản lý rủi ro dựa trên cơ sở thông tin về người nộp thuế. Các chức năng quản lý ngày càng chú trọng về chiều sâu và chiều rộng.

123

Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực trạng áp dụng vẫn còn những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, sửa đổi, xây dựng cơ chế vận hành cho phù hợp.

Để góp phần làm rõ những nhận định nêu trên, nội dung của luận văn “Quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam” đã tập trung phân tích, đánh giá các vấn đề sau:

1. Khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; vai trò của quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; nghiên cứu quy định của một số cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như cam kết quốc tế của WTO, WCO, ASEAN, cam kết quốc tế song phương; tham khảo kinh nghiệm của Hải quan Singapore, Hàn Quốc, Đài Lan trong quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Hải quan Việt Nam trong lĩnh vực này.

2. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam bao gồm:

2.1. Thực trạng pháp luật về chủ thể quản lý nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà trong phạm vi nghiên cứu luận văn là cơ quan Hải quan với các quy định về vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và thực trạng bộ máy quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2.2. Thực trạng pháp luật về hoạt động quản lý nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như: Hoạt động xây dựng, thu thập thông tin về người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Hoạt động quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho Ngân sách nhà nước; Quản lý miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập

124

khẩu; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Các quy định này được phân tích, đánh giá trên quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, đối chiếu so sánh với quy định pháp luật của một số nước như Singapore, Anh, Newzeland, đối chiếu với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên như Công ước Kyoto...

3. Từ kết quả nghiên cứu của Chương 1, Chương 2, Chương 3 của luận văn phân tích sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo chương trình cải cách, hiện đại hóa ngành hải quan, ngành tài chính, cải cách nền hành chính nhà nước, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước với lộ trình phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 3 luận văn cũng đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như các quy định của pháp luật về cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trách nhiệm của các bên liên quan trong việc cung cấp thông tin về người nộp thuế; quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quản lý miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; xử lý vi phạm đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và một số giải pháp bổ sung.

Tóm lại, nghiên cứu quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam một cách toàn diện, cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn sẽ góp phần làm rõ những nội dung nêu trên, chỉ ra những vướng mắc còn tồn tại cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ hữu hiệu để hoạt động quản lý nhà nước hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế.

125

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 120 - 125)