Ngày 1/7/1993, Hải quan Việt Nam được Nhà nước cho phép gia nhập Hội đồng Hợp tác Hải quan (CCC), nay là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO).
Một trong những cam kết quốc tế quan trọng của WCO tác động đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là Công ước quốc tế về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan Kyoto.
Công ước quốc tế về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan (The International Convention on the simplification and harmonization of Customs procedures) do Hội đồng hợp tác Hải quan xây dựng và quản lý, ra đời vào ngày 19/5/1977 tại phiên họp Hội đồng thường niên lần thứ 41/42 của Hội đồng Hợp tác Hải quan tại thành phố Kyoto (Nhật Bản) nên có tên gọi tắt là
Công ước Kyoto và có hiệu lực ngày 25/9/1974. Hầu hết Hải quan các nước đều đã áp dụng các nội dung của Công ước ở mức độ khác nhau trong đó có 63 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia ký kết Công ước Kyoto 1973. Theo Quyết định số 735/QĐ-CTN của Chủ tịch nước công bố Việt Nam gia nhập Công ước Kyoto 1973 vào ngày 04/7/1997 chấp nhận 3 phụ lục A1, B1 và C1 trong đó có bảo lưu 5 Điều (19, 20, 25, 44 và 64) của Phụ lục B1 và bảo lưu 3 Điều (10, 11 và 14) của Phụ lục C1.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại, Công ước 1973 đã bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng nhu cầu phát triển của thương mại, không thực hiện được mục tiêu đã tuyên bố. Công ước Kyoto sửa đổi ra đời vào tháng 6/1999 tại phiên họp Hội đồng thường niên lần thứ 93 của Tổ chức Hải quan Thế giới.
32
Ngày 4/12/2007, Chủ tịch nước đã quyết định Việt Nam gia nhập Nghị định thư sửa đổi Công ước Kyoto với mức độ chấp nhận sự ràng buộc của Thân Công ước và Phụ lục Tổng quát. Ngày 27/12/2007, Bộ Ngoại giao đã gửi Văn kiện gia nhập cho ngài Tổng thư ký Tổ chức Hải quan Thế giới. Ngày 8/1/2008, Tổ chức Hải quan Thế giới đã lưu chiểu Văn kiện gia nhập của Việt Nam. Nghị định thư chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam sau 3 tháng kể từ ngày lưu chiểu văn kiện gia nhập.
Chương 4 Phụ lục tổng quát Công ước Kyoto 1994 với 24 chuẩn mực (trong đó có một (01) chuẩn mực chuyển tiếp) đưa ra các chuẩn mực về thuế Hải quan và các loại thuế khác. Các chuẩn mực này đưa ra những quy định của luật pháp quốc gia về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như: Các trường hợp khi nghĩa vụ thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác phát sinh; Khoảng thời gian mà trong đó thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác áp dụng đối với hàng hoá được tính; Việc tính thuế sẽ phải được tiến hành ngay sau khi tờ khai hàng hoá được nộp hoặc nghĩa vụ thuế phát sinh; Thuế suất của thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác phải được chỉ rõ trong các văn bản công bố chính thức…
Bên cạnh đó, Công ước về Hệ thống điều hoà về mô tả và mã hoá hàng hoá (The international convention on Harmonizaed commodity disciption and Coding system), gọi tắt là Công ước HS cũng là một trong những công ước quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Để thúc đẩy hoạt động buôn bán giữa các quốc gia đòi hỏi phải có một kiểu phân loại hàng hoá có tính khoa học hơn. Trước yêu cầu bức thiết đó, năm 1970 Hội đồng hợp tác Hải quan thuộc Liên hợp quốc đã thành lập Ban nghiên cứu nhằm soạn thảo một hệ thống điều hoà về mô tả và mã hoá hàng hoá. Đến năm 1983 hệ thống này ra đời. Qua một số lần sửa đổi đến nay hệ
33
thống điều hoà về mô tả và mã hoá hàng hoá đã trở thành hệ thống hoàn chỉnh, có nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu của buôn bán quốc tế. Năm 1988, hệ thống này đã được chính thức hoá bằng một Công ước quốc tế về Hệ thống điều hoà về mô tả và mã hoá hàng hoá. Về kết cấu, Hệ thống điều hoà và phân loại hàng hoá vừa là một danh mục đa năng 6 số và vừa là một danh mục cơ cấu dựa trên một loạt các nhóm 4 số đã được chia nhỏ.
Tất cả những nước tham gia Công ước HS hoặc áp dụng biểu thuế theo danh mục Hệ thống điều hoà đều có kết cấu biểu thuế giống nhau, cụ thể: Biểu thuế nhập khẩu đều được chia thành 96 chương, các chương được xếp trong 21 phần, tuỳ tính chất lý hoá, công dụng của từng mặt hàng, cùng một mặt hàng thì được xếp vào một mã giống nhau trong biểu thuế.