Vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ thể quản lý nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 43 - 45)

quản lý nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Cơ quan quản lý thuế ở Việt Nam gồm cơ quan thuế (Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế) và cơ quan Hải quan (Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan và tương đương). Bộ máy quản lý thuế ở Việt Nam phân định chức năng cho cơ quan thuế quản lý thuế nội địa, cơ quan Hải quan quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ đề cập tới cơ quan Hải quan với tư cách là chủ thể trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Hải quan Việt Nam trước đây trực thuộc Chính phủ, được tổ chức thành ba (03) cấp: Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục Hải quan và tương đương. Cơ quan Hải quan đảm nhận việc quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, lệ phí hải quan.

Từ ngày 04/09/2002, theo Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg về của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống cơ quan Hải quan được chuyển sát nhập vào Bộ Tài chính và trở thành đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính. Từ đó đến nay, cơ quan Hải quan đã qua 2 lần cơ cấu lại cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn: năm 2002 với Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/20002 của Chính phủ và các Quyết định triển khai của Bộ trưởng Bộ Tài chính; gần nhất là năm 2010 với Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định triển khai của Bộ

44

trưởng Bộ Tài chính. Theo đó, vị trí và chức năng của Tổng cục Hải quan được quy định là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan.

Hải quan là cơ quan trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam. Theo quy định tại Điều 11 – Luật Hải quan đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005, Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ "kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.

Nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan liên quan đến quản lý nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm [21]:

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về: (i) các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hải quan; (ii) dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: dự thảo thông tư và các văn bản khác về hải quan

- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan

- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

45

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan

- Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thảm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan;

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)