Xử lý vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 90)

1. Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có

2.2.5.Xử lý vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu

Xử lý vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một trong những hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hữu hiệu và quan trọng. Hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ không hiệu quả nếu như công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không được thực hiện đúng, chính xác, nghiêm minh.

Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là tội phạm sẽ bị áp dụng chế tài hình sự. Các hành vi vi phạm không phải là tội phạm bị xử lý hành chính. Cơ quan Hải quan có thẩm quyền điều tra các tội quy định tại Điều 153 (Tội buôn lậu), Điểu 154 (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), Bộ Luật Hình sự [53]. Đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự khác như ấu hiệu của tội trốn thuế, cơ quan Hải quan gửi hồ sơ đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xem xét khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (bao gồm cả thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

Các văn bản pháp luật quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế xuất nhập khẩu bao gồm: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002; Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2007; Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định

91

hành chính trong lĩnh vực hải quan; Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Thông tư số 193/2009/TT- BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP…

Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm: Vi phạm quy định về thời hạn nộp hồ sơ thuế; Vi phạm quy định về khai thuế; Vi phạm quy định về kiểm tra, thanh tra thuế; Trốn thuế, gian lận thuế; Vi phạm quy định về nộp thuế.

Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan sửa đổi bổ sung Điều 6 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, theo đó các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan (bao gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) bao gồm:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền theo các mức tương ứng với hành vi vi phạm:

+ Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì mức phạt tiền là từ 1 đến 3 lần số thuế trốn, gian lận.

+ Đối với hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế hoặc khai tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu thì mức phạt tiền là 10% số tiền thuế khai

92

thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu khai tăng so với quy định của pháp luật.

+ Đối với hành vi chậm nộp tiền thuế thì mức phạt tiền là 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế nộp chậm.

+ Đối với hành vi không thực hiện trích, chuyển toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế vào ngân sách nhà nước trong trường hợp tài khoản tiền gửi của người nộp thuế có số dư thì bị phạt tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển.

+ Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính khác về hải quan là 70.000.000 đồng và về thủ tục thuế là 100.000.000 đồng. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt được giảm xuống nhưng không thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên nhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Ngoài các hình thức xử phạt trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hóa phẩm độc hại, hàng hóa gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương tiện vi phạm;

93

- Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật;

- Các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009.

Đối với hành vi vi phạm không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả thì hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính có thể được thông quan theo quy định của pháp luật nếu đối tượng vi phạm đã nộp đủ tiền phạt theo quy định hoặc được tổ chức tín dụng, tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh đối với số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt.

Thực hiện các quy định trên, trong thời gian quan công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nhiều hành vi vi phạm được phát hiện như buôn lậu, gian lận thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn gặp nhiều khó khăn. Theo quy định của pháp luật, một số hành vi có mức xử phạt vi phạm hành chính còn thấp, một số hành vi có tiêu chí xác định chưa rõ ràng nên chưa có cơ sở để phân biệt hành vi (tiêu chí xác định thế nào là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, khai thiếu thuế), nên trên thực tế hầu như cơ quan Hải quan chưa áp dụng được quy định về phạt số lần thuế (từ 1-3 lần) đối với hành vi gian lận, trốn thuế. Hoặc một số hành vi chưa coi là vi phạm nên chưa có tác dụng răn đe ngăn ngừa vi phạm (ví dụ thanh khoản hợp đồng gia công không đúng thời gian quy định chưa được coi là hành vi vi phạm).

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 90)