1. Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có
3.3.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm của các bên liên quan trong việc cung cấp thông tin về người nộp thuế.
liên quan trong việc cung cấp thông tin về người nộp thuế.
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Điều 13 Luật Quản lý thuế số 78 năm 2006 (về Trách nhiệm của các cơ quan khác của Nhà nước trong việc quản lý thuế) theo hướng quy định: Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế; phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc tính thuế, quản lý thu thuế; cung cấp thông tin, dữ liệu thuộc chuyên ngành quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế.
Thứ hai, bổ sung thêm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 72 Luật quản lý thuế quy định về Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin về người nộp thuế.
Điểm a Khoản 2 Điều 72 Luật quản lý thuế số 78 năm 2006 quy định: “Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan quản lý thuế.”
Thực tế có những trường hợp các doanh nghiệp mở nhiều tài khoản ở các ngân hàng thuộc các địa phương khác nhau nhưng cơ quan thuế không biết doanh nghiệp mở tài khoản ở ngân hàng nào để yêu cầu cung cấp trong
106
trường hợp cần thiết. Để tạo điều kiện cho cơ quan quản lý thuế nắm bắt thông tin kịp thời về người nộp thuế, chủ động trong thu hồi nợ thuế. Đồng thời, nhằm hạn chế người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát tán tiền gửi; cũng như tạo thuận lợi trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chuế thuế như biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế, phong tỏa các tài khoản của doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, cần bổ sung thêm quy định ngân hàng có trách nhiệm thông báo các số hiệu tài khoản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đăng ký mở tài khoản tại Ngân hàng cho cơ quan Thuế biết.
Thứ ba, mở rộng phạm vi thu thập thông tin về người nộp thuế từ nguồn nước ngoài theo các hiệp định, điều ước đã ký. Với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cùng xu thế tạo quyền tự chủ và thông thoáng cho doanh nghiệp trong kinh doanh, các giao dịch kinh tế quốc tế được đa dạng hoá, nên đã phát sinh những mặt tiêu cực như dàn xếp tránh thuế, giả mạo doanh nghiệp, đối tác. Do đó, cơ quan thuế các nước hiện đang tăng cường công tác trao đổi thông tin hai chiều trên cơ sở các điều ước quốc tế để cùng đấu tranh chống gian lận thuế. Thực tế hiện nay, cơ quan thuế Việt Nam vẫn nhận được các thông tin từ phía nước ngoài nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào cho phép sử dụng các thông tin này trong việc xử lý các vấn đề về quản lý thuế trong khi đó, các điều ước quốc tế cho phép sử dụng thông tin này. Do đó, cần bổ sung, sửa đổi Luật Quản lý thuế số 78 năm 2006 (Điều 70 - khoản 2) với nội dung: cơ quan quản lý thuế được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập, xử lý thông tin theo mục tiêu và yêu cầu của từng giai đoạn, bao gồm cả việc thu thập và sử dụng các thông tin do các đối tác nước ngoài cung cấp.
Thứ tư, Tổng cục Hải quan phối hợp cùng Tổng cục Thuế xây dựng Thông tư liên tịch Bộ Tài chính-Viện Kiểm sát nhân dân tối cao-Toà án nhân
107
dân tối cao hướng dẫn việc thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội, cá nhân và tổ chức vi phạm. Trong Thông tư sẽ qui định cụ thể trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc cung cấp từng loại thông tin cụ thể về người phạm tội, cá nhân và tổ chức vi phạm cho cơ quan Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và ngược lại nhằm đảm bảo phục vụ cho công tác phòng chống, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và quản lý thuế.