1. Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có
3.3.5. Hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
khẩu, thuế nhập khẩu.
Để đồng bộ, phù hợp với Luật thanh tra năm 2010, cần sửa đổi một số quy định về thanh tra thuế trong Luật Quản lý thuế năm 2006 như: Điều chỉnh lại một số Điều tương ứng quy định về thời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định thanh tra, thời hạn công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra thuế (tại các Điều 82, 83, 86, 87 của Luật Quản lý thuế) và quy định chung thực hiện theo quy định của pháp luật thanh tra. Bổ sung thêm quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế tại Khoản 1 Điều 84 Luật Quản lý thuế năm 2006 – Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế: thêm nhiệm vụ, quyền hạn “giám sát Đoàn thanh tra” và “yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế”. Đồng thời thay cụm từ “thanh tra viên thuế” bằng cụm từ “công chức thuế, công chức hải quan thực hiện công tác thanh tra thuế” tại Điều 89 và Điều 90 Luật Quản lý thuế năm 2006 .
Ngoài ra, để hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đạt hiệu quả cao, khắc phục tình trạng trốn thuế, chây ì nộp thuế, cần phải sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế theo hướng cho phép cơ quan Hải quan được thực hiện điều tra thuế: Bổ sung thêm mục Điều tra thuế vào sau Mục 3 về Thanh tra thuế thuộc Chương X, Luật Quản lý thuế. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế đang được nhiều nước áp dụng và ở nước ta quyền điều tra hành chính cũng đã được giao cho một số cơ quan (như điều tra về cạnh tranh, bán phá giá...). Nhưng cần có quy định rõ về phạm vi, đối tượng điều tra, tổ chức điều tra, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong
116
điều tra, phân biệt rõ giới hạn hoạt động điều tra thuế với hoạt động điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế, để công tác kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đạt hiệu quả cao thì trong thời gian tới cần đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra thuế theo hướng sau đây:
Thứ nhất, xây dựng cuốn cẩm nang về kiểm tra, thanh tra thuế trong đó tổng hợp các tình huống kiểm tra mẫu, cách thức phát hiện vi phạm, các vấn đề cần chú ý khi kiểm tra, khả năng phán đoán, tính nhạy bén trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế
Thứ hai, xây dựng lực lượng kiểm tra, thanh tra thuế theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu. Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm tra phát hiện gian lận thương mại qua giá, xuất xứ hàng hóa, các kỹ năng hành chính (lập biên bản, xác định hành vi phạm, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, ra quyết định truy thu) và kỹ năng xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế; kinh nghiệm kiểm tra hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, phát hiện vi phạm. Nâng cao năng lực thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin của công chức kiểm tra, thanh tra thuế, nâng cao năng lực phát hiện chứng từ giả, khả năng kiểm tra chứng từ thanh toán, xuất xứ hàng hóa, khả năng phát hiện gian lận qua giá. Cấp thẻ thanh tra viên cho các công chức hải quan có đủ tiêu chuẩn để có cơ sở thực thi nhiệm vụ theo đúng quy định của Luật quản lý thuế.
Thứ ba, tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra sau thông quan, phân loại các đối tượng để kiểm tra, thanh tra theo mức độ (1) Tuân thủ, (2) Chưa tuân thủ, (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào. Hoặc theo mức độ kiểm soát được hay chưa kiểm soát được, mức độ rủi ro: (1) Đã kiểm soát được, rủi ro thấp; (2) Chưa kiểm soát được, rủi ro cao;
117
(3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào. Kết quả phân loại được đưa vào cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro. Thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế theo phương pháp tự chọn ngẫu nhiên của máy tính, không có sự can thiệp chủ quan của con người để đảm bảo tính khách quan trong lựa chọn đối tượng kiểm tra. Trên cơ sở phân loại và cơ sở dữ liệu có được, sẽ tập trung xác định và kiểm tra đối với những doanh nghiệp, loại hình và mặt hàng trọng điểm
(rủi ro cao, chưa tuân thủ), trong đó chú trọng kiểm tra về giá, định mức hàng gia công và sản xuất-xuất khẩu, mã số hàng hoá, xuất xứ hàng hóa, các ưu đãi về thuế.