Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 93 - 97)

1. Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có

2.2.6.Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu

Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan Hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định

94

của cơ quan quan hải quan, hành vi hành chính của công chức hải quan khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái với pháp luật, xâm phạm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình. Mọi công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức cá nhân khác.

Người khiếu nại tố cáo có thể khiếu nại tố cáo bằng hình thức gặp trực tiếp cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo, tố cáo bằng văn bản hoặc được trợ giúp của luật sư. Cá nhân, tổ chức có liên quan cũng có quyền khởi kiện cơ quan, công chức quản lý thuế lên tòa án hành chính theo quy định. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm phải giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân theo thẩm quyền như sau:

- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương có thẩm quyền: Giải quyết lần đầu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp mình và của cán bộ, công chức thuộc cấp mình quản lý; Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực Hải quan và cán bộ, công chức hải quan thuộc cấp mình quản lý.

- Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có thẩm quyền: Giải quyết lần đầu đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp mình và của cán bộ, công chức thuộc cấp mình quản lý; khiếu nại của cán bộ, công chức hải quan đối với quyết định kỷ luật do cấp mình ban hành; giải quyết lần tiếp theo đối với khiếu nại mà cấp Chi cục và tương đương giải quyết nhưng còn khiếu nại; Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hải quan và cán bộ, công chức hải quan cấp tỉnh, thành phố; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương.

- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền: Giải quyết lần đầu đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp mình và của

95

cán bộ, công chức do cấp mình quản lý; khiếu nại của cán bộ, công chức hải quan đối với quyết định kỷ luật do cấp mình ban hành; giải quyết lần tiếp theo đối với khiếu nại mà cấp dưới trực tiếp đã giải quyết nhưng còn khiếu nại; Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hải quan và cán bộ, công chức hải quan thuộc cấp mình; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của lãnh đạo Cục hải quan tỉnh, thành phố. Các vụ và tương đương thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, các phòng thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố không phải là một cấp thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, chỉ là đơn vị tham mưu giúp Thủ trưởng cùng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo khi được giao.

Có thể nói công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được thực hiện đúng thời gian, đúng tiến độ, đúng thủ tục, chính xác, minh bạch.

96

Kết luận Chƣơng 2

Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản của Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nêu tại chương 1, chương 2 của Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và việc triển khai thực hiện những quy định này. Các nội dung được diễn giải theo quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam; đối chiếu với quy định đang có hiệu lực với chính sách đã bị sửa đổi, hủy bỏ; so sánh với quy định của pháp luật của một số nước trên thế giới và quy định của một số cam kết quốc tế trong lĩnh vực này. Cụ thể:

1. Phân tích về chủ thể quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luận văn đã nêu ra vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đồng thời, Luận văn cũng đánh giá thực trạng bộ máy quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở nước ta.

2. Luận văn phân tích quy định của pháp luật và thực trạng triển khai các hoạt động về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thông qua một số hoạt động quản lý thuế đặc trưng như: quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quản lý miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Quy định của pháp luật về các hoạt động quản lý này được phân tích trên cơ sở pháp luật hiện tại, đối chiếu với pháp luật cũ cũng như những quy định của các cam kết quốc tế, quy định pháp luật của một số nước tiên tiến để thấy được những ưu điểm cũng như những hạn chế trong quy định pháp luật Việt Nam. Đây chính là cơ sở quan trọng để có những định hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

97

Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 93 - 97)