Hoạt động xây dựng, thu thập thông tin về người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 51)

1. Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có

2.2.1. Hoạt động xây dựng, thu thập thông tin về người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2.2.1. Hoạt động xây dựng, thu thập thông tin về người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. khẩu, thuế nhập khẩu.

Hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ không có hiệu quả nếu như công tác quản lý người nộp thuế không thực hiện tốt. Để quản lý người nộp thuế trong điều kiện áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế và hiện đại hóa hải quan, vấn đề thông tin về nguời nộp thuế đóng vai trò quan trọng. Thông tin về người nộp thuế phải được xây dựng thành hệ thống.

Điều 69 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định: “Hệ thống thông tin về người nộp thuế bao gồm những thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; Thông tin về người nộp thuế là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của

52

người nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiệnvi phạm pháp luật về thuế...”.

Một vấn đề pháp lý liên quan đến cơ chế quản lý thuế đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, trách nhiệm của người nộp thuế và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin về người nộp thuế (từ cung cấp, thu thập, xử lý, sử dụng, bảo mật thông tin). Theo đó:

Điều 70 Luật quản lý thuế quy định cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm [37]:

- Tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về người nộp thuế; tổ chức đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu và bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống thông tin về người nộp thuế.

- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập, xử lý thông tin theo mục tiêu và yêu cầu của từng giai đoạn.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trao đổi thông tin, kết nối mạng trực tuyến…

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về người nộp thuế [37]:

- Trách nhiệm cung cấp thông tin về người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế:

+ Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động có trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân cho cơ quan quản lý thuế trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh; cung cấp thông tin khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;

53

+ Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế về số tiền thuế đã nộp, đã hoàn của người nộp thuế.

- Trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế: + Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan quản lý thuế;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất có trách nhiệm cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, sở hữu nhà của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;

+ Cơ quan công an có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm về thuế; cung cấp thông tin về cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh và thông tin về đăng ký, quản lý phương tiện giao thông;

+ Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về chi trả thu nhập và số tiền thuế khấu trừ của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;

+ Cơ quan quản lý thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của Việt Nam và nước ngoài; thông tin về quản lý thị trường.

- Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan về người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

Pháp luật quy định về trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong việc cung cấp thông tin về người nộp thuế song thực tiễn triển khai các đơn vị phối hợp còn chưa tốt. Cơ quan Hải quan rất khó tiếp cận và khai thác thông tin từ các cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan. Ví dụ: ngân hàng thương mại yêu cầu cơ quan Hải quan phải có quyết định khởi tố vụ án thì mới cung cấp thông tin về việc mở thư tín dụng và thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp nhập khẩu

54

Việt Nam, trong khi cơ quan Hải quan chỉ muốn kiểm soát sự tuân thủ của doanh nghiệp trong việc khai thuế. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan từng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vì không cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan Hải quan. Có chủ thể lại đặt ra thêm điều kiện phối hơp, kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin. Chẳng hạn, Ngân hàng Quốc tế yêu cầu người ký quyết định cưỡng chế thuế phải là Cục trưởng Cục Hải quan, trong khi Phó cục trưởng giải quyết vụ việc đã có giấy ủy quyền của Cục trưởng…

Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của mình trong việc xây dựng hệ thống thông tin, ngành Hải quan đã thu thập và xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu được sử dụng để quản lý thuế. Hệ thống này được tập hợp từ nhiều kênh khác nhau và được phân thành nhiều loại để sử dụng cho nhiều mục đích như: Hệ thống thông tin dữ liệu về nợ thuế với các tiêu chí như nợ thuế quá hạn, nợ phạt chậm nộp, nợ thuế quá hạn quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; Hệ thống thông tin dữ liệu về trị giá tính thuế (GTT22); Hệ thống kế toán thuế (KTT559); Hệ thống thông tin dữ liệu về nhân thân người nộp thuế; Hệ thống thông tin về cơ sở dữ liệu kiểm tra, thanh tra thuế. Các hệ thống thông tin này được thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng và truyền nhận trong toàn ngành Hải quan từ Tổng cục, Cục, Chi cục và ngược lại. Đây là cơ sở quan trọng, hữu ích trong việc kiểm tra, phân loại mức độ chấp hành tốt, chưa tốt pháp luật thuế của người nộp thuế. Từ đó, Hải quan đưa ra các biện pháp quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như: thời hạn nộp thuế; phân loại hồ sơ hoàn thuế; kiểm tra, hỗ trợ cho việc xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu hoặc áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế; quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, thanh tra thuế.

55

Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu này hiện vẫn chưa đầy đủ, một số thông tin dữ liệu chưa được cập nhật kịp thời hoặc còn sơ sài, mang tính chiếu lệ dẫn đến tình trạng “thiếu thông tin” song lại có “thông tin thừa” do không thể sử dụng được. Hệ thống dữ liệu hiện hành cơ bản được cập nhật từ các thông tin khai báo trên hồ sơ hải quan, rất ít thông tin qua kiểm tra, thanh tra thuế hoặc thu thập từ các nguồn khác, nên còn nghèo nàn, độ tin cậy thấp. Một số nguồn thông tin chưa được phân tích, xử lý, đánh giá mức độ tin cậy theo mức độ rủi ro trước khi khai thác sử dụng nên hiệu quả thấp. Mặt khác, hệ thống thông tin chưa được xây dựng theo phương thức kết nối mạng trực tuyến trao đổi giữa các cơ quan ban ngành. Sự hợp tác, kết nối chia sẻ thông tin giữa cơ quan Hải quan, Tổng cục Thuế, Tổng cục an ninh...còn nghèo nàn, thiếu hợp tác. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng cơ chế một cửa quốc gia với sự kết nối của các bộ ngành. Tham khảo Singapore, Hàn Quốc ta thấy một trong những yếu tố giúp cho công tác quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại các quốc gia này đạt hiệu quả cao là do các quốc gia này đã xây dựng được Chính phủ điện tử kết nối thông tin giữa các bộ ngành.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do:

Thứ nhất, quy định của pháp luật về việc phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trao đổi thông tin, kết nối mạng trực tuyến…mới chỉ dừng lại ở tầm văn bản luật mà chưa có hướng dẫn cụ thể quy định về việc xây dựng vận hành một hệ thống thông tin kết nối giữa các đơn vị liên quan, chế tài áp dụng khi các bên không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp trao đổi thông tin.

Thứ hai, Điều 72 Luật Quản lý thuế chỉ quy định ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế và chỉ cung cấp khi cơ quan thuế yêu cầu. Tuy nhiên, đối với những trường hợp doanh nghiệp mở nhiều tài khoản ở các ngân hàng

56

thuộc các địa phương khác nhau thì cơ quan Hải quan không thể có đủ cơ sở để cưỡng chế nợ thuế.

Thứ ba, việc ứng dụng tin học vào hầu hết các chức năng quản lý thuế còn chưa cao, như: hệ thống ứng dụng xử lý tờ khai và kế toán thuế, hệ thống ứng dụng hỗ trợ cho công tác quản lý thu nợ thuế và thanh tra, kiểm tra thuế, hệ thống cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế, hệ thống thông tin báo cáo chỉ

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)