đã bù đắp được số thu thuế nhập khẩu bị cắt giảm.
1.4.4. Cam kết quốc tế song phương
Hội nhập quốc tế, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia. Việt Nam đã ký kết nhiều cam kết quốc tế song phương với các quốc gia. Một trong những cam kết quốc tế song phương tác động lớn đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ký kết ngày 13/7/2000 và có hiệu lực ngày 11/12/2001. Theo nội dung Hiệp định, đối với việc cắt giảm thuế quan, Việt nam đồng ý cắt giảm thuế quan với mức cắt giảm thuế quan phổ biến từ 1/3 đến 1/2 đối với một loạt các sản phẩm được các nhà xuất khẩu Mỹ quan tâm như các sản phẩm vệ sinh, phim, máy điều hoà nhiệt độ... Việc cắt giảm các mặt hàng này sẽ được thực hiện trong 3 năm. Phía Mỹ cắt giảm ngay theo Hiệp định song phương. Đối với những biện pháp phi thuế quan, Mỹ theo quy định của WTO sẽ không có những biện pháp phi thuế quan (trừ hạn ngạch đối với hàng dệt may); trong khi đó, Việt Nam đồng ý loại bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp (các linh kiện lắp ráp, thịt bò, các sản phẩm cam quýt...).
1.5. Kinh nghiệm và xu hƣớng đổi mới quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở một số nƣớc trên thế giới. vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở một số nƣớc trên thế giới.
1.5.1. Kinh nghiệm của Singapore trong quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhập khẩu
Đất nước đảo quốc Singapore được ví như là con rồng Châu Á. Singapore đã sớm đưa vào áp dụng hệ thống thông quan điện tử trên diện
35
rộng. Từ đó đến nay trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và củng cố, hệ thống thông quan điện tử đã hỗ trợ tích cực cho công tác tính và thu thuế của Singapore.
Về lĩnh vực thuế quan, do Singapore là một cảng tự do, theo đó đa phần các hàng hóa không phải là đối tượng thu thuế quan, vì vậy các nội dung liên quan đến công tác quản lý thuế không quá phức tạp.
Pháp luật Singapore quy định, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm thu 3 sắc thuế sau:
- Thuế hải quan: Sắc thuế này được áp dụng cho 4 mặt hàng nhập khẩu là: Các sản phẩm thuốc lá; Các sản phẩm dầu khí; Các phương tiện có động cơ (ôtô, xe máy..); Các loại đồ uống có cồn. Ngoài ra, thuế hải quan cũng áp dụng cho một số mặt hàng sản xuất trong nước như bia đen, bia, Samsu…
- Thuế hàng hóa và dịch vụ (GST): mức thuế hiện tại là 5% áp dụng chung cho các mặt hàng nhập khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước. Tuy nhiên đối với các hàng hóa như: hàng hóa nhập khẩu tạm thời sử dụng cho một mục đích nhất định; hàng hóa tái nhập sau khi xuất khẩu tạm thời; hàng hóa được nhập khẩu qua đường bưu điện, hàng không và có trị giá dưới 400 đô la Singapore; hàng của khách du lịch…, Chính phủ cho phép được miễn thuế hàng hóa và dịch vụ chung. Về bản chất, thuế hàng hóa và dịch vụ là một dạng của thuế tiêu dùng.
- Thuế gián thu (đánh vào các mặt hàng được tiêu dùng trong nội địa). Về hệ thống tự tính, tự nộp thuế ở Singapore được tổ chức thực hiện như sau: Thông qua hệ thống TradeNet người nhập gửi khai báo tới cơ quan Hải quan và nhận được lệnh thông quan thông qua hệ thống (theo số liệu thống kê thì tới 99,99% việc khai báo hải quan và chấp nhận cho thông quan được thực hiện trên hệ thống Trade Net), theo đó người nhập khẩu sẽ chuẩn bị tờ khai, tự tính thuế trên máy tính tại trụ sở của họ và gửi tới hộp thư của cơ quan Hải
36
quan hoặc chuyển tới các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan (trong trường hợp lô hàng nhập khẩu cần phải được cấp giấy phép chuyên ngành). Ngay lập tức chỉ sau vài phút người nhập khẩu sẽ nhận được phản hồi từ các cơ quan quản lý. Trường hợp chấp nhận cho thông quan, thì lệnh thông quan sẽ được gửi lại cho người nhập khẩu qua hệ thống thư điện tử. Lệnh này sẽ được người nhập khẩu in ra giấy và được coi như là chứng từ hợp pháp cho việc hoàn thành thủ tục hải quan. Toàn bộ quy trình này chỉ diễn ra trong vòng 3 phút và được thao tác hoàn toàn trên hệ thống.
Về chính sách thuế, để đảm bảo việc thu đủ thuế, Singapore yêu cầu người nhập khẩu phải có được sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc nộp một khoản tiền bảo đảm cho cơ quan Hải quan để cơ quan Hải quan có thể thu thuế khi người nhập khẩu không nộp thuế hoặc trường hợp có rủi ro khác. Việc nộp tiền bảo lãnh được thực hiện trong thời gian một năm cho tất cả các chuyến hàng của người nhập khẩu. Trường hợp chuyến hàng có giá trị lớn và rủi ro không thu được thuế cao, Hải quan Singapore sẽ yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm tiền bảo đảm.
Ở Singapore, 99% việc thu nộp thuế được thực hiện một cách tự động thông qua hệ thống liên ngân hàng Giro (IBG). Mọi khoản thanh toán cho thuế hàng hóa và dịch vụ, thuế hải quan… được người nhập khẩu nộp cho cơ quan Hải quan thông qua hệ thống này. Theo quy định của pháp luật thì các đại lý khai thuê và các tổ chức, cá nhân sử dụng hệ thống Trade Net phải sử dụng một tài khoản theo số đã đăng ký tại cơ quan Hải quan cho mục đích thanh toán các khoản thuế.
Dưới dây là mô hình đơn giản của sự kết nối giữa các cá nhân, tổ chức trong hệ thống thông quan điện tử của Singapore (tính, nộp thuế), bằng hệ thống này người nhập khẩu gửi tờ khai, nộp thuế và nhận được lệnh thông quan một cách nhanh chóng. Về phía cơ quan Hải quan vẫn đảm bảo được
37
mục tiêu quản lý, có nhiều cơ hội để tập trung nguồn lực cho việc kiểm tra mục tiêu, kiểm tra trọng điểm.
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ kết nối thông quan điện tử của Hải quan Singapore
Đầu – cuối Phần mềm
Quay số để kết nối /đường dây đã được thuê bao
Nhà quản lý hệ thống Trade Net Các cơ quan quản lý Trình duyệt Các nội dung đã được tích hợp
Internet Hải quan
Văn phòng