Bài học kinh nghiệm cho Việt nam trong việc hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 40 - 43)

động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Sau khi tham khảo kinh nghiệm một số nước đã thành công trong hoạt động quản lý hải quan, một số bài học rút ra cho Việt nam về hoạt động quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập:

Thứ nhất, công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu trong thời kỳ hội nhập phải dựa vào sức mạnh của công nghệ thông tin.

Thứ hai, áp dụng quản lý rủi ro trong Hải quan nói chung và trong lĩnh vực quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng: xây dựng được bộ tiêu

41

chí cho các hoạt động kiểm tra, kiểm soát của hải quan, nhờ có các tiêu chí xây dựng trước này mà hoạt động kiểm tra đảm bảo được yếu tố tập trung nguồn lực dẫn tới hạn chế rủi ro trong công tác quản lý.

Thứ ba, cần phải triển khai, xây dựng hải quan điện tử, kèm theo đó là một hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động thông quan điện tử với mục đích phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức, các nhân khi tham gia hệ thống; ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý có liên quan (các đơn vị ngoài ngành hải quan phải coi việc tham gia và sử dụng hệ thống là nhiệm vụ chung).

Thứ tư, cần phải xây dựng được một Chính phủ điện tử, xây dựng cơ chế “Một cửa” kết nối giữa các cơ quan với nhau, xây dựng được mối quan hệ tương tác phối hợp với nhau giữa các cơ quan như Hải quan với ngân hàng, góp phần thuận tiện trong việc triển khai hệ thống tính thuế điện tử.

42

Kết luận Chƣơng 1

Để có cơ sở phân tích, đánh giá nội dung và thực trạng hoạt động Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam, Chương 1 của luận văn đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản của Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khầu, thuế nhập khẩu. Đồng thời luận văn cũng giới thiệu các cam kết quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; kinh nghiệm, xu hướng đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở một số nước trên thế giới. Cụ thể:

1. Khái niệm và đặc điểm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; khái niệm và nội dung cơ bản về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam.

2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thực thi đúng, chính xác; các hành vi vi phạm phải được xử lý một cách nghiêm minh, công bằng.

3. Các cam kết quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu. Các cam kết quốc tế này được chia theo các mảng: cam kết quốc tế của Tổ chức thương mại thế giới; cam kết quốc tế của Tổ chức Hải quan thế giới; cam kết quốc tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam; cam kết quốc tế song phương.

4. Kinh nghiệm và xu hướng đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở một số nước trên thế giới. Luận văn tập trung nghiên cứu kinh nghiệm tại các nước Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan. Đây là những quốc gia đã có những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

43

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)