Quản lý miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 78 - 84)

1. Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có

2.2.3.Quản lý miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu

Các quy định về miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước đây được quy định chi tiết tại Nghị định số 149/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Ngày 13/8/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu thay thế Nghị định số 149/2005/NĐ-CP; ngày 06/12/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 194/TT-BTC ngày 06/12/2010 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra,

79

giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay thế Thông tư số 79/2009/TT-BTC.

Để hướng dẫn cụ thể hơn cho hoạt động quản lý miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành Quy trình miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng tại Chi cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành kèm theo Quyết định 2424/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2008.

2.2.3.1. Miễn, xét miễn, xét giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu quy định các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (18 trường hợp) như: (1) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định; (2) Hàng hoá là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định; (3) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam; (4) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; (5) Hàng hoá là bưu phẩm, bưu kiện thuộc dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá tính thuế tối thiểu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ...

Trong Quy trình miễn thuế, cơ quan Hải quan cần phải làm hai loại công việc [40]: (i) thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với các trường hợp phải đăng ký Danh mục miễn thuế (gồm 4 bước quy trình); (ii) làm thủ tục miễn thuế đối với các trường hợp miễn thuế (gồm 3 bước quy trình).

80

Điều 105 Thông tư số 194/TT-BTC ngày 06/12/2010 quy định cụ thể các trường hợp được xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, theo đó sẽ có bốn (04) trường hợp như: (1) Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng theo kế hoạch cụ thể do Bộ chủ quản phê duyệt đã được đăng ký và thống nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm, riêng hàng hóa là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương chỉ được xét miễn thuế nếu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được; (2) Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học (trừ trường hợp quy định tại khoản 13 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP) theo danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt; (3) Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào tạo theo danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt; Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu làm quà biếu, quà tặng, hàng mẫu với những trường hợp và định mức xét miễn thuế cụ thể.

Trong Quy trình xét miễn thuế, cơ quan Hải quan tiến hành ba (03) bước công việc: tiếp nhận hồ sơ, phân công công chức hải quan xử lý hồ sơ; kiểm tra và xét duyệt hồ sơ; triển khai thực hiện Quyết định, lưu hành văn bản [40].

Trường hợp được xét giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan Hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định, chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. [10]. Trình tự, thủ tục xét giảm thuế thực hiện như trình tự, thủ tục xét miễn thuế [10].

Miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, xét giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một trong những biện pháp để Nhà nước thực hiện chính sách về kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng. Quy định về miễn thuế cũng được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Luật Hải

81

quan Malaysia (Điều 14), Luật Hải quan Singapore (Điều 13) đều có những quy định về miễn thuế. Theo đó, quyền miễn thuế đều thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.

Điều 14 Luật Hải quan Malaysia quy định: “14. Bộ trưởng có quyền miễn thuế

(1) Bộ trưởng có quyền ra quyết định cho phép một loại hàng hóa hoặc cá nhân không phải nộp, nếu có yêu cầu và đáp ứng đủ điều kiện, tất cả hoặc một phần thuế Hải quan hoặc các loại phí khác theo quy định.

(2) Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng có quyền:

(a) Cho phép một người không phải nộp toàn bộ hoặc một phần các khoản thuế Hải quan và các loại phí khác theo quy định mà người đó phải nộp cho bất kì loại hàng hóa nào; hoặc

(b) Quyết định hoàn trả cho một người toàn bộ hoặc một phần các khoản thuế Hải quan và các loại phí khác theo quy định mà người đó đã nộp cho bất kì loại hàng hóa nào,

Việc ra quyết định miễn thuế hoặc hoàn thuế phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện.

(3) Mọi hàng hóa được hưởng miễn thuế hoặc hoàn thuế theo quy định tại Điểm 1 hoặc Điểm 2 nêu trên sẽ được coi là hàng phải nộp thuế chừng nào chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện và phải nộp các loại phí, lệ phí khác, không phải thuế Hải quan, nếu không có quyết định miễn thuế tương ứng.”

Điều 13 Luật Hải quan Singapore quy định: “(1) Bộ trưởng có thể, bằng công lệnh, cho miễn, phụ thuộc vào các điều kiện mà ông ta cho là hợp lý khi áp đặt, bất kỳ loại hàng hóa hay hành khách nào khỏi việc phải nộp toàn bộ hay một phần thuế hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế khác, lệ phí hoặc các khoản phí khác có thể phải nộp

82

Luật Hải quan Malaysia (Điều 14A) cũng quy định trao thẩm quyền xét giảm thuế hải quan cho Bộ trưởng, theo đó Bộ trưởng có quyền cho phép giảm toàn bộ hoặc một phần các khoản thuế Hải quan hoặc các khoản phí khác theo quy định của luật này nếu thấy phù hợp, cần thiết và đáp ứng được đầy đủ các điều kiện.

Hoạt động quản lý miễn, giảm, xét miễn, xét giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong những năm qua đã từng bước được triển khai và được xây dựng thành một trong những quy trình về quản lý thuế. Để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình trong việc quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Hải quan Việt Nam đã ban hành Tuyên ngôn phục vụ khách hàng, trong đó có cam kết : “Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ miễn thuế đầy đủ, hợp lệ, cơ quan Hải quan thực hiện giải quyết miễn thuế cho tổ chức, cá nhân” [44]. Đây được coi là nỗ lực lớn của ngành Hải quan thể hiện quyết tâm trước cộng đồng xã hội về việc đảm bảo tạo thuận lợi, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về hải quan đối với các hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế.

Bên cạnh đó, hoạt động quản lý miễn, giảm hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vẫn còn những khó khăn như: các trường hợp quản lý miễn thuế theo ưu đãi đầu tư và cư dân biên giới. Đối với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định các dự án ưu đãi đầu tư theo quy định được miễn thuế xuất nhập khẩu với điều kiện sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên các dây chuyền miễn thuế được nhập về được vận chuyển dưới dạng tháo rời rất khó kiểm soát, về mục đích sử dụng phụ thuộc nhiều vào ý thức chấp hành pháp luật của đối nộp thuế. Việc quy định miễn thuế nhập khẩu trong định mức cho cư dân biên giới nhằm tạo điều kiện phát triển giao dịch biên mậu tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã có nhiều trường hợp lợi dụng chính sách này để buôn lậu. Đó là việc các chủ đầu nậu lợi dụng cư dân biên giới vận chuyển nhỏ lẻ trong định

83

mức, tập kết tại biên giới sau đó chuyển sâu về nội địa để tiêu thụ. Mặc dù ý thức được việc này nhưng việc xử lý không thể thực hiện được do các hoạt động đều được trá hình dưới các hành vi hợp pháp.

2.2.3.2. Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Điều 15 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP quy định các trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (11 trường hợp). Điều 113 Thông tư số 194/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã hướng dẫn chi tiết các trường hợp quy định tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, theo đó có 13 trường hợp được xét hoàn thuế như: (1) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước ngoài; (2) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu; (3) Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn;(4) Hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu...

Điều 60 Luật Quản lý thuế số 78 năm 2006 quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế, theo đó tương ứng với đối tượng nộp hồ sơ hoàn thuế thì áp dụng thủ tục hoàn thuế theo 02 phương thức: (1) hoàn thuế trước kiểm tra sau với thời hạn giải quyết chậm nhất là mười lăm ngày; (2) kiểm tra trước hoàn thuế sau với thời hạn giải quyết chậm nhất là sáu mươi ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, nhằm cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 2/6/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, Ngành đã yêu cầu rút ngắn thời

84

hạn giải quyết đối với trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 06 ngày làm việc; trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng 06 ngày làm việc là quá ngắn, không đủ thời gian để luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận và làm tăng áp lực đáng kể đối với cơ quan thuế. Thời gian quy định trong Luật Quản lý thuế cần phải có những sửa đổi để ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn.

Ngoài ra, tại Điều 60 Luật Quản lý thuế mới quy định về mặt định tính đối với việc phân loại hồ sơ hoàn thuế là “chấp hành tốt pháp luật về thuế và các giao dịch được thanh toán qua ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng”. Thực tế quản lý rủi ro trong ngành Hải quan và thực hiện thí điểm cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp của ngành thuế cho thấy, việc phân loại hồ sơ hoàn thuế nói riêng và quản lý thuế hiện đại nói chung cần áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro (bao gồm các chỉ tiêu mang tính định tính và định lượng) để đánh giá khách quan, minh bạch và khoa học hơn việc chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Điều 113 Thông tư số 194/TT-BTC ngày 06/12/2010 còn quy định thêm: “các trường hợp thuộc đối tượng hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hướng dẫn tại Điều này mà có số tiền thuế được hoàn dưới năm mươi nghìn đồng theo lần làm thủ tục hoàn thuế cho một hồ sơ hoàn thuế thì cơ quan Hải quan không hoàn trả số tiền thuế đó”. Đây là một quy định mới phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, bởi lẽ số tiền hoàn thuế này quá nhỏ so với công sức của cán bộ hải quan phải bỏ ra để giải quyết thủ tục xét hoàn thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam (Trang 78 - 84)