1. Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có
2.2.2. Hoạt động quản lý thu nộp thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu cho Ngân sách nhà nước
Thứ tư, hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý thuế tuy đã được xây dựng và đã tạo lập cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế trong phạm vi Ngành và cũng đã kết nối với các cơ quan: Thuế, Kho bạc, Công an nhưng vẫn còn nghèo nàn. Việc chưa thực hiện nối mạng với doanh nghiệp và các cơ quan liên quan khác, dẫn đến chất lượng thông tin chưa cao, còn phiến diện, một chiều, chưa hiệu quả.
Thứ năm, một số đơn vị, cá nhân chưa hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hệ thống thông tin dữ liệu nên chưa thực sự quan tâm đến công tác thu thập, cập nhật, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý thuế.
2.2.2. Hoạt động quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước
2.2.2.1. Quản lý khai thuế
Với cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, người nộp thuế đóng vai trò chủ động trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cũng như nâng cao tính tự giác, tuân thủ chấp hành pháp luật.
Hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là hồ sơ hải quan [37]. Người nộp thuế có nghĩa vụ khai thuế theo từng lần phát sinh, trên mẫu tờ khai hải quan do Bộ Tài chính quy định; tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung
57
thực các tiêu chí trên tờ khai, các yếu tố làm căn cứ tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp, được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật [10] và nộp hồ sơ hải quan trực tiếp tại cơ quan Hải quan hoặc thông qua giao dịch điện tử.
Khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý thuế quy định người nộp thuế được khai bổ sung thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau [37]: (a) Trước thời điểm cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, người khai hải quan phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót; (b) Người nộp thuế tự phát hiện những sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Quy định này của Luật Quản lý thuế còn điểm vướng mắc như: Đối với các trường hợp nếu đăng ký tờ khai hải quan trước thời điểm kiểm tra thực tế hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, thì vừa có thể thuộc trường hợp nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý thuế vừa có thể thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý thuế; vì vậy cần quy định theo hướng loại trừ, đảm bảo tính rõ ràng trong thực hiện. Việc chỉ cho phép khai bổ sung trong thời hạn sáu mươi (60) ngày như nêu tại Điểm b Khoản 2 là quá ngắn, chưa khuyến khích được việc người nộp thuế tự phát hiện sai sót và khai bổ sung để thu đúng, thu đủ số tiền thuế phải nộp NSNN, đồng thời giảm phạt cho doanh nghiệp.
Trong quá trình làm thủ tục hải quan, cán bộ Hải quan căn cứ vào số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tự khai báo của người nộp thuế trên tờ khai
58
hải quan, kiểm tra tính chính xác của việc khai báo, đưa ra quyết định ấn định thuế (nếu có). Nội dung kiểm tra thuế bao gồm: điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định; các căn cứ để xác định hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hoặc thuế giá trị gia tăng, hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt; các căn cứ để xác định hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế; các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp [10].
Quản lý khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu. Ngành Hải quan trong những năm qua đã tích cực cải cách việc khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (khai hải quan) từ chỗ khai thủ công, khai hải quan từ xa sang khai hải quan điện tử. Hải quan điện tử sau một thời gian triển khai thí điểm (năm 2006) đã được mở rộng trên phạm vi toàn quốc, điều này góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hải quan trong đó có kê khai thuế. Hải quan đang tiếp tục nghiên cứu để hiện đại hóa quy trình thu nộp, hạch toán theo dõi nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, tiến tới giảm dần thủ tục kê khai thuế, phấn đấu bằng mức thời gian của các nước trong khu vực. Sau một thời gian triển khai Luật Quản lý thuế, ý thức của người nộp thuế trong việc khai thuế, nộp thuế được nâng cao hơn. Việc kê khai thuế của người nộp thuế đã chủ động hơn, các nội dung ghi trong tờ khai cụ thể rõ ràng hơn, tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế cao hơn trước.
Thủ tục khai thuế được xem là phức tạp không chỉ với người nộp thuế mà ngay cả đối với cơ quan Hải quan bởi tính đa dạng và chuyên biệt của các loại hình xuất khẩu hàng hóa cũng như đối tượng áp dụng. Vì nhiều lý do khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, vi phạm về thuế trong lĩnh vực hải
59
quan chủ yếu ở nội dung khai thuế của người nộp thuế, cụ thể là khai báo sai các yếu tố tính thuế, phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp.
Bên cạnh đó, có những văn bản hướng dẫn Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế xác định một số mặt hàng chỉ được làm thủ tục hải quan, thủ tục thuế tại những Chi cục Hải quan cụ thể cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp, thậm chí, vi phạm quyền tự do kinh doanh của công dân. Chẳng hạn, hàng tiêu dùng theo danh mục do Bộ Công thương ban hành không được chuyển cửa khẩu mà phải làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu đầu tiên theo như quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ không cho phép chuyển cửa khẩu đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu phải nộp thuế ngay; ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng chỉ được làm thủ tục nhập khẩu tại Hải quan các cảng biển Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Do đó, xe ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng được doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam theo đường hàng không qua Sân bay quốc tế Nội Bài hay thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan Hải quan báo cáo Bộ Tài chính và xử lý vi phạm hành chính, đồng thời làm thủ tục thông quan vì đây không phải là mặt hàng cấm nhập khẩu nhưng cơ quan công an lại không chấp nhận cho đăng ký.
2.2.2.2. Quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Trên cơ sở kết quả tự kê khai tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của đối tượng nộp thuế, cơ quan Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn đối tượng nộp thuế nộp ngân sách đúng quy định. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể nộp tại cơ quan Hải quan hoặc nộp vào Kho bạc nhà Nước.
Tương ứng với từng loại hình hàng hóa, thời hạn nộp thuế đối với mỗi loại hàng hóa mà có cách thức quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu riêng. Điều 42 Luật Quản lý thuế năm 2006 bổ sung sửa đổi quy định về thời
60
hạn nộp thuế tại Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005, theo đó:
Đối với hàng xuất khẩu: người nộp thuế phải nộp thuế xuất khẩu trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Tuy nhiên, do chính sách của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích xuất khẩu nên mức thuế xuất khẩu thông thường là 0%, ngoại trừ một số mặt hàng như xăng dầu, khoáng sản...
Đối với hàng kinh doanh theo hợp đồng mua bán: là loại hàng hóa được nhập khẩu theo hợp đồng thương mại ký kết giữa người mua và người bán, theo đó người mua phải làm nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu cho lô hàng đó. Do đó, đối tượng kinh doanh loại hàng hóa này phải chịu toàn bộ thuế nhập khẩu. Để đối tượng nộp thuế chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, chính sách thuế cho phép loại hình này được nộp thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế kê khai tính thuế với điều kiện đối tượng nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất là ba trăm sáu lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, không nợ tiền thuế quá hạn, tiền phạt, chấp hành tốt chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Nếu hàng hóa là hàng tiêu dùng thì phải nộp thuế ngay trước khi giải phóng hàng trừ khi có bảo lãnh (thời hạn nộp thuế không quá 30 ngày). Sau thời gian trên nếu doanh nghiệp chưa đóng thuế thì cơ quan Hải quan sẽ tiến hành tính phạt chậm nộp thuế với mức phạt là 0,05%/ngày/tổng số thuế phải thu. Nếu quá 90 ngày tính từ ngày hết hạn nộp thuế nhưng doanh nghiệp vẫn cố tình chây ỳ không nộp thuế thì cơ quan Hải quan tiến hành cưỡng chế không cho làm thủ tục các lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này và tiến hành đưa doanh nghiệp này vào diện theo dõi, đôn đốc nợ thuế thường xuyên. Nếu xét thấy cần thiết, cơ quan Hải quan sẽ phối hợp với các ban ngành chức năng như Công an...để thu hồi nợ.
61
Đối với hàng tạm nhập, tái xuất: là loại hàng hóa tạm nhập vào lãnh thổ Việt Nam trong một thời hạn nhất định nào đó sau đó sẽ được tái xuất. Vì loại hàng này chỉ tạm nhập vào lãnh thổ Việt Nam nên cơ quan Hải quan không tiến hành thu thuế, tuy nhiên thời gian được phép lưu lại Việt Nam tối đa chỉ có 90 ngày, quá thời hạn này cơ quan Hải quan sẽ tiến hành thu thuế. Thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết hạn tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập. Nếu quá thời hạn này, cơ quan Hải quan sẽ áp dụng các biện pháp tính phạt, cưỡng chế và thu hồi nợ đọng như đối với hàng kinh doanh theo hợp đồng mua bán.
Đối với hàng là nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu: là loại hình nhập khẩu nguyên liệu về để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu. Trong phương thức này người mua và người bán hoàn toàn độc lập nhau. Chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với loại hình nhập sản xuất xuất khẩu là khuyến khích xuất khẩu, thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhằm tạo công ăn việc làm, khai thác nguồn lực trong nước, tranh thủ vốn, khoa học nước ngoài…nên thời hạn nộp thuế của loại hình này là 275 ngày. Số thuế này sẽ không thu khi nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất sản phẩm và sản phẩm đã thực xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế hoặc được hoàn thuế khi sản phẩm thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không xuất khẩu được sản phẩm trong thời hạn nộp thuế thì vẫn phải chịu tính phạt, cưỡng chế và thu hồi nợ đọng như đối với hàng kinh doanh theo hợp đồng mua bán.
Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thu, nộp thuế, ngành Hải quan đã góp phần tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, các con số thống kê dưới đây sẽ cho thấy rõ điều này.
62
Bảng 2.2
Bảng thống kê số thu ngành Hải quan
Đơn vị: tỷ đồng
STT Năm Số dự toán Số thu thực tế Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch 1 2005 47.000 53.136 113% 2 2006 56.000 61.040 109% 3 2007 69.900 85.080 122% 4 2008 85.500 125.638 147% 5 2009 121.200 143.765 119% 6 2010 131.500 180.700 137% 7 2011 180.700 216.820 120% Bảng 2.3
Bảng thống kê số thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Đơn vị: tỷ VNĐ
STT Năm Số thu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu
Tổng thu Tỷ lệ số thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu/ Tổng thu 1 2006 21.880 61.040 35,8% 2 2007 32.124 85.080 37,7% 3 2008 50.095 125.518 39,9% 4 2009 64.712 143.765 20,8%
63
Nhìn vào bảng thống kê trên, ta có thể thấy số thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và tổng thu của Ngành luôn tăng dần qua các năm. Số thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu của ngành Hải quan. Năm 2011 được cho là năm có nhiều biến động trong nền kinh tế, tuy nhiên ngành Hải quan vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng. Với con số thuế ngành Hải quan thu được vượt mức dự thu và đạt 216.820 tỷ được đánh giá là một trong 10 sự kiện nổi bật năm 2011 của ngành Tài chính.
Để đạt được những kết quả trên phải kể đến một nhân tố quan trọng đó là hệ thống pháp luật của nhà nước quy định về quản lý thuế. Tuy nhiên, các quy định trong Luật quản lý thuế về thời hạn nộp thuế vẫn còn những điểm bất cập sau:
Đó là quy định của luật về ân hạn thuế. Luật quản lý thuế quy định thời hạn nộp thuế theo từng loại hình hàng hóa để phù hợp với tính chất của hoạt động xuất nhập khẩu. Luật cho phép người nộp thuế hưởng ân hạn thuế (thời hạn nộp thuế nhất định) nếu đáp ứng một trong hai điều kiện: (i) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất là ba trăm sáu lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, không nợ tiền thuế quá hạn, tiền phạt, chấp hành tốt chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; (ii) Được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Việc duy trì thời hạn nộp thuế cho một số đối tượng không phải nộp thuế ngay mà được hưởng ân hạn về thời hạn nộp thuế gây khó khăn trong công tác quản lý, sau khi đã giải phóng hàng thì các biện pháp cưỡng chế để nộp thuế đều không hiệu quả. Điều này đã dẫn đến tình trạng nợ thuế tồn động. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khoản nợ thuế tồn đọng là
64
do ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của một số doanh nghiệp chưa cao, việc quy định thời hạn ân hạn nộp thuế tạo tâm lý doanh nghiệp dù có khả năng thanh toán vẫn dựa vào chính sách của Nhà nước để chiếm dụng vốn hoặc còn lợi dụng chính sách ân hạn thuế của Nhà nước để chây ỳ nợ thuế, không nộp thuế đúng hạn, sau đó bỏ trốn hoặc tự giải thể.
Tham khảo pháp luật tại một số nước cho thấy không quy định cho nợ thuế như: Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Campuchia...Ngoài ra có một số nước pháp luật quy định cho phép chậm nộp thuế nhưng phải có bảo lãnh và người bảo lãnh phải được cơ quan Hải quan chấp nhận (như Anh). Tham khảo quy định của pháp luật tại Newzeland, theo đó, doanh nghiệp có tài khoản với ngân hàng (tài khoàn thương mại) và tài khoản với Hải quan do Hải quan quản lý. Khi doanh nghiệp nhập khẩu, tiền sẽ được chuyển từ tài khoản thương mại vào tài khoản Hải quan và khi được hoàn thuế thì Hải quan sẽ