Mô tả ngoại hình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami (Trang 67)

Hariki Murakami xây dựng ngoại hình nhân vật với bút pháp vừa thực vừa ảo, tạo ấn tượng đặc biệt. Chú trọng ấn tượng hơn là chi tiết, chỉ bằng một vài nét phác họa mà nhà văn đã lột tả được cái thần của đối tượng được miêu tả.

Phần lớn các nhân vật trong truyện ngắn của Haruki Murakami là những người bạn, những người quen biết đối với ông. Vì thế, những chuyện mà ông viết cũng chính là những chuyện đời tư, những tâm sự, những hồi ức của những người quen biết đó. Chính vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi để Murakami miêu tả chính xác ngoại hình của các nhân vật. Các nhân vật được xây dựng như một bức chân dung tuyệt đẹp, cả hình thức lẫn tâm hồn. Pha trộn các yếu tố huyền ảo nên ngoại hình của nhân vật lung linh, sinh động. Mỗi nhân vật xuất hiện gần như không rõ xuất xứ, nhưng những câu chuyện liên quan đến họ nổi lên trên bề mặt tác phẩm như một mê cung vô vàn lối đi. Đồng thời, mỗi nhân vật đóng vai trò là một nhà hiền triết nói lên những suy nghiệm của mình. Đa số các nhân vật của Murakami đều xưng “tôi”. Ngoài ra là những tên chung chung như chàng Clean, nàng Clean, hắn, tên cảnh sát, thị trưởng, phu nhân ngài mòng biển, nàng 208, nàng 209…Tuy nhiên, có lúc xuất hiện dưới những cái tên hóa thân vào đồ vật hay một con vật nào đó: Cậu Ếch, Người Ti-Vi, Người Cừu…Cũng có lúc các nhân vật được gọi bằng những cái tên cụ thể như: Shimao, Kano Creta, Keisuke, Miyake…Miêu tả ngoại hình phong phú thể hiện ở ngay những cái tên phần nào đã nói lên tài năng của nhà văn.

Khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình không là mới mẻ. Nhưng với tài năng mô tả những con người có thực, siêu thực là một cái riêng của Murakami. Qua đó, nhà văn khám phá và đào sâu hơn nỗi cô đơn của con người trong xã hội có nhiều biến đổi, và ngày càng thiếu vắng sự yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng. Sự cảm thông, chia sẻ,

khám phá bi kịch con người cô đơn biểu hiện giá trị nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm của Murakami. Mỗi nhân vật hiện ra như một mảnh ghép của một bức tranh toàn bích: “Người đàn ông băng cao lớn, có vẻ như còn trẻ trung nhưng mớ tóc đinh rậm ngắn lại có những mảng trắng như những cái túi tuyết đông. Xương gò má nhô ra nhọn hoắt giống như tảng băng. Nhưng ngón tay sương muối giá lạnh như thể chẳng bao giờ tan. Tuy nhiên, ngoài những cái đó ra, người băng trông có vẻ bình thường. Anh ta không thể gọi là đẹp trai nhưng trông hấp dẫn, cái đó tùy cách nhìn của bạn” [16, tr.33]. Người đàn ông băng, riêng miêu tả ngoại hình bên ngoài đã là một biểu tượng nói lên sự xa cách của con người.

Người thứ bảy là một câu chuyện đầy tính nhân văn. Bản thân người đọc

hầu như ai cũng luôn bị ám ảnh bởi những tình tiết và nhân vật trong tác phẩm. Ngoại hình như thể đã nói lên tất cả tâm trạng bên trong của con người thứ bảy: “Người đàn ông thứ bảy có vẻ đã ngoài năm mươi. Anh ta cao, gầy guộc và râu ria tua tủa. Một vết sẹo nhỏ nhưng sâu hoắm ngay mắt phải. Chắc hẳn đó là do một vết dao chém. Tóc anh ta ngắn và đã điểm hoa râm. Gương mặt anh có vẻ như của một người đột nhiên chẳng phải biết nói gì, trừ phi dường như anh ta vẫn luôn mang từ bấy đến nay, nên lại đâm ra thành nét quen thuộc. Anh mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh u buồn với một áo khoác màu xám bên ngoài. Đôi khi anh ta tháo nơ cổ trên tay. Không ai biết tên anh. Và có lẽ không có ai biết gì về anh ta” [16, tr.70]. Vẻ đẹp của nàng thiếu nữ đạt đến mức tuyệt diệu: “Vẻ đẹp đến nhức cả mắt. Có vẻ khoảng tuổi tôi. Tay, chân, cổ mảnh khảnh đến tưởng như sắp gãy đến nơi, làn tóc buông dài óng ánh như ướp ngọc” [4, tr.196]. Một vẻ đẹp tượng trưng cho những cô gái Nhật Bản. Phác thảo chân dung cô gái trăm phần trăm của mình, nhà văn tạo dựng một con người mới, không phải e ấp dịu dàng trong bộ quần áo kimônô truyền thống: “Cô không phải là một cô gái đặc biệt xinh đẹp. Cũng không phải cô mặc quần áo gì đẹp đẽ cho lắm. Tóc cô đằng sau lưng vẫn còn nếp đầu cô ngủ ép lên đấy, và áng chừng cô cũng đã gần ba mươi tuổi rồi” [4, tr.25]. Chân dung của cô gái qua sự mô tả của nhà văn hiện lên rất đẹp, dù cái đẹp hình thức bên ngoài không phải là hoàn hảo.

Những nhân vật trong truyện ngắn của Murakami đều có cuộc sống riêng, ai cũng sở hữu một thân hình riêng. Người Ti-Vi – một sự đội lốt che đậy nỗi cô đơn dưới hình thức là ti vi: “Kích thước Người Ti-Vi nhỏ hơn đôi chút. Không nhỏ hơn rõ rệt lắm đâu, chỉ nhỏ hơn đôi chút thôi. Áng chừng, vâng, khoảng hai mươi hay ba mươi phần trăm. Mà tất cả các phần thân thể họ đều nhỏ theo đúng

tỉ lệ ấy” [8, tr.16]. “Người ti vi cứ như một bản sao rút nhỏ của người bình thường vậy, tất cả các phần trong thân thể họ đều đã rút nhỏ thật quy tắc, thật máy móc theo cùng tỉ lệ. Nếu chiều cao rút nhỏ cỡ 0.7 thì chiều ngang cũng rút nhỏ 0.7, mà bàn chân, đầu, tai… cho đến cả chiều ngón tay cũng rút nhỏ theo đúng kích cỡ 0.7 đấy. Cứ như là một mô hình chất dẻo chế tạo tinh vi theo kích thước rút nhỏ của người thật” [8, tr.17]. So về ngọai hình tuy nhỏ nhưng nguồn tri thức sáng tạo bên trong không nhỏ. Chính vì nhỏ mà họ thấy cô đơn hiu quạnh trong xã hội con người. Bởi sự xa cách trong lòng người tuy nhỏ nhưng không hàn gắn được, huống gì là một sinh linh bé nhỏ tồn tại trong một xã hội rộng lớn.

Miêu tả ngoại hình tỉ mỉ, nhưng cũng có lúc ngòi bút miêu tả của Murakami chỉ miêu tả khái quát về một đặc điểm nào đó. Khi thấy một đôi trai gái nhà văn viết: “Có một thiếu niên và một thiếu nữ. Thiếu niên 18 tuổi và thiếu nữ 16. Chàng không đặc biệt đẹp trai. Nàng cũng không phải là cô gái đặc biệt xinh đẹp. Họ là những thiếu niên thiếu nữ bình thường cô đơn, ở đâu cũng có” [4, tr.29]. Đâu đó trong xã hội này, những chàng và nàng thuộc tầng lớp trẻ cảm thấy cô đơn, cô đơn ngay trong chính bản thân. Hoặc như chỉ miêu tả đôi mắt nhưng cũng đã nói lên tâm trạng u buồn, cô đơn của cô gái: “Mắt em trong suốt u buồn một cách dị thường. Tôi lạ lùng sao từ lâu không để ý mắt em trong suốt đến như thế. Cảm giác trong suốt dị kì, như nhìn vào khoảng không” [7, tr.28 - 29]. Đôi mắt của quái thú màu lục cũng nói lên nỗi buồn xa xăm: “Thế nhưng, lại có đôi mắt giống hệt như đôi mắt của người ta, khiến tôi rùng mình. Bởi đôi mắt ấy có thứ gì như tình cảm thật chứa đựng bên trong” [5, tr.219].

Yếu tố kinh dị và sự khám phá phiêu lưu hòa quyện vào nhau tạo nên sức mạnh lôi cuốn kì lạ đối với bạn đọc. Bên cạnh đấy, việc miêu tả ngoại hình đặc sắc cũng góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Tình tiết gay cấn hấp dẫn, nhưng ngoại hình miêu tả rùng rợn cũng không kém. Một con người vừa mới đây thôi là một nửa trái tim của mình, nhưng trong chốc lát biến thành một xác ướp ghê rợn: “Da mặt chàng rách tuột đi như lột da mặt vậy. Lớp thịt ở dưới hiện lên, đỏ loét, láng lẩy…Chàng tự tay lột hết da mặt của mình ra. Tròng mắt rớt thõng xuống. Mũi chỉ còn hai lỗ tối đen. Môi tiêu mất, lộ răng nhơn nhởn. Hàm răng nhếch mọt nụ cười” [8, tr.103]. Một con ếch “đứng thẳng trên hai trên chân sau, toàn thân cao còn hơn hai thước, vóc vạc to lớn. Với tấm thân gầy gò chỉ đến 1 thước 60” [6, tr.141], bỗng chốc biến thành một khối bầy nhầy toàn rết, giòi bọ: “Từ phí trên mắt của Cậu Ếch chợt nổi lên một cục u, to dần. Và

vai, nách, bụng Cậu Ếch, đâu đâu cũng thấy những cục u ấy…Thế rồi, đột nhiên một cục u vỡ ra, phát ra một tiếng nổ làm bắn tung chỗ da ấy, vung vãi những tia nước nhơn nhớt, tỏa mùi khó ngửi. Rồi liên tiếp dễ đến 20, 30 cục u khác vỡ theo, bắn đầy những mảng da và nước nhờn lên tường… Từ lỗ hổng tối sâu của các cục u đã vỡ, những con giòi đủ cỡ lớn nhỏ lúc nhúc chui ra. Những con giòi ú na ú nần bò lổn nhổn. Tiếp theo là những con rết đen nhỏ, vô số chân bò đi, tạo nên âm thanh rào rạo ghê người” [6, tr.173]. Trong một con người, cái ác, cái xấu xa luôn tồn tại bên cạnh cái thiện, khi không ý thức được bản thân thì cái ác trỗi dậy và sức mạnh của nó lúc ấy là rất lớn.

Mô tả ngoại hình khác thường cũng là một thủ pháp nghệ thuật của Murakami. Những hình ảnh kì dị, rùng rợn tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn trong tác pẩm của ông. Ngoại hình được miêu tả rất ấn tượng và ám ảnh người đọc. Qua ngoại hình phần nào đã nói lên được tâm lý, tính cách của nhân vật ấy tiếp biến như thế nào.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w