Người trần thuật trong truyện ngắn của Haruki Murakam

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami (Trang 49 - 56)

Haruki Murakami đã có những cách tân trong nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của mình, thể hiện cách nhìn cuộc sống, năng lực và thái độ của nhà văn với chính công việc lao động sáng tạo nghệ thuật. Điều đó chứng tỏ Murakami là một cây bút có bản lĩnh và đầy ý thức trách nhiệm, nỗ lực trong việc tìm tòi đổi mới nghệ thuật trần thuật, nhất là việc lựa chọn vai kể và điểm nhìn trần thuật, phối hợp với giọng điệu và ngôn ngữ kể chuyện một cách hợp lý, tạo hiệu quả nghệ thuật cao.

Bằng nhiều mạch truyện, Murakami tạo ra nhiều góc quay, nhiều điểm nhìn khác nhau. Bởi cuộc sống có rất nhiều điều không thể gọi thành tên và không thể giải thích nổi. Tác giả xóa nhòa ranh giới giữa người kể chuyện - nhân vật - người đọc bằng cách cùng một lúc đưa ra nhiều điểm nhìn và phối

cảnh khác nhau đối với chủ thể mà “cùng một lúc có thể vừa là tác giả, vừa là người kể chuyện, vừa chính là nhân vật, đường phân giới giữa ba chủ thể này bị xóa mờ một cách có chủ ý” (Mihazaloics). Chính hệ thống điểm nhìn là điều kiện để Murakami hiểu một cách sâu sắc nhiều chiều của quá trình vận động, phát triển tâm lý của các nhân vật mà mình hư cấu, và người đọc có thể cảm nhận từ nhân vật ý nghĩa của cuộc sống.

Đa số trong truyện ngắn của Haruki Murakami, điểm nhìn được trao cho nhân vật, và cuộc sống được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, với từng nhân vật, ở nhiều thời điểm khác nhau. Các nhân vật như chiếc gương soi chiếu vào nhau, người này phản chiếu người kia, nhiều khi chúng ta có thể nhận ra một nhân vật bằng cách đặt nhân vật đó vào một nhóm nhân vật khác, với sự đánh giá qua cái nhìn của mọi người.

Người lùn hiện lên trong mắt mọi người với những cảm nhận và đánh giá khác nhau. Với nhân vật “tôi” người lùn thật kì lạ, là một vũ công có bước nhảy tuyệt mỹ: “Người lùn đứng thẳng trên đầu các ngón chân khéo léo xoay một vòng trong tuyệt đẹp. Những sợi tóc phấp phới bay linh động trong gió. Quang cảnh tuyệt vời khiến tôi bất giác vỗ tay nồng nhiệt” [7, tr.83]. Sự hiện diện của người lùn thông báo một định mệnh đã an bài từ trước của anh: “Kết cuộc đúng như lời người lùn nói. Hiện nay tôi đang bị cảnh sát săn đuổi…, cảnh sát đã ngầm theo dõi sinh hoạt của tôi, đồng thời đã gọi đủ loại người chung quanh tôi đến thẩm vấn tỉ mỉ” [7, tr.116]. Trong mắt ông cụ già - người cùng làm việc trong công trường chế tạo voi với nhân vật “tôi”, người lùn cũng là một con người tài năng: “Người lùn nhảy múa rất giỏi. Mà nói rất giỏi cũng chưa đúng. Phải nói người và vũ điệu nhập làm một mới đúng. Không ai có thể bắt chước được. Gió, ánh nắng, hương thơm, bóng người…tất cả mọi thứ tập trung lại trong thân thể người lùn ấy mà tung hoành. Chỉ người lùn là làm được việc ấy thôi…, tài năng đến thế là tuyệt bích” [7, tr.94]. Tuy nhiên người lùn cũng là một người nghèo: “Người lùn không một xu dính túi, trôi dạt đến quán rượu bọn thợ trong công trường chế voi hay tụ họp này; anh ta lén lút làm việc hèn mọn, sau đó tài nhảy múa được phát hiện nên đã được thuê làm vũ công trong quán” [7, tr.95]. Và có lẽ cái làm cho mọi người trong vùng này ngại khi nhắc đến người lùn là vì người lùn có dính líu đến chuyện lợi dụng quyền lực mà làm cho cách mệnh nổi dậy, làm chuyện xằng bậy nơi cung điện. Người đọc biết đến người lùn như một thiên tài về nhảy múa nhưng cũng là một con người qúa coi thường luật đời. Ở người lùn có lòng tham vô đáy.

Truyện Con voi biến mất, kể về một con voi được thành phố nhận nuôi nhưng sau một thời gian đột nhiên biến mất. Bằng cái nhìn chủ quan của mình, mọi người dân trong thành phố ai cũng có những lời bàn tán về chuyện con voi to đùng nhưng không cánh mà bay. Voi biến mất không để lại một dấu vết nào. Các giới báo chí, kí giả tập trung điểm nhìn của mình vào vấn đề con voi biến mất với những suy luận riêng: “Kí sự ấy đã dùng biểu hiện “con voi trốn thoát” nhưng chỉ cần đọc lướt qua bài viết thì đã quá rõ ràng là con voi đâu có trốn hay thoát gì đâu. Voi chỉ “biến mất” thế thôi. Chính kí giả đã viết về điểm tự mâu thuẫn đó rằng “về chi tiết thì vẫn có một số điểm không rõ ràng”” [7, tr.195]. Cái nhìn của cảnh sát về vụ con voi biến mất lại khác thị trưởng: “Cảnh sát tiến hành điều tra trên cơ sở rằng “có khả năng là voi đã trộm mất, hay giải thoát một cách có kế hoạch bằng phương pháp xảo diệu nào đấy”, và tuyên bố dự đoán lạc quan rằng “giấu giếm con voi to lớn như thế là chuyện vô cùng khó khăn, do đó giải quyết vụ này chỉ là vấn đề thời gian mà thôi”. Và cảnh sát đã yêu cầu các hội săn bắn quanh vùng cùng bộ đội xạ kích trong Tự Vệ Đội giúp sức, định khám xét khắp các vùng rừng núi quanh đây” [7, tr.197]. Thị trưởng mở cuộc họp báo và tạ lỗi vì đã thiếu sót trong thể chế cảnh bị của thành phố và nhấn mạnh: “Thể chế quản lý cho voi của thành phố nhất định không yếu kém hơn so với bất cứ vườn động vật nào trên toàn quốc, và tuyên bố “đây là hành vi ác ý, nguy hiểm, vô - nghĩa và phản - xã - hội, nhất quyết không thể tha thứ được”” [7, tr.198]. Nhóm nghị viện của đảng đối lập thì đòi truy vấn “trách nhiệm của thị trưởng không suy xét thấu đáo, đã kết cấu với công ty tư nhân mà lôi kéo dân chúng vào vấn đề xử lý con voi này” [7, tr.198]. Còn cái nhìn của bà mẹ 37 tuổi, lo lắng bày tỏ: “Thế này thì chẳng ai còn an tâm mà cho con trẻ ra ngoài chơi nữa” [7, tr.198]. Riêng đối với nhân vật “tôi” lại có cái nhìn khác về chuyện con voi biến mất, bởi vì anh đã chứng kiến tận mắt về việc con voi thu nhỏ lại thân hình để ngang bằng với người nuôi voi: “Quả thật tôi đã thấy con voi như đã rút nhỏ bớt. Đến nỗi lúc đầu tôi tưởng thành phố đã mang đâu về một con voi mới nhỏ hơn” [7, tr.213]. Bằng những cái nhìn khác nhau, mọi người dân trong thành phố đã phác họa phong cảnh náo động của thành phố, không phải là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường mà là do con voi biến mất. Ngòi bút của Murakami thật tài tình trong việc miêu tả và cùng nhân vật của mình bình luận, tạo ra điểm nghi vấn trong việc con voi biến mất.

Ở Chuyện bà cô nghèo khó cũng có những điểm nhìn khác nhau của mọi người về việc nhân vật “tôi” mang một bà cô nghèo khó trên lưng. Một người bạn của nhân vật ‘tôi” trong lúc uống Wishky đã nhìn ra người dính sau lưng nhân vật “tôi” là mẹ của cậu ta: “Tại vì, dính vào sau lưng cậu là mẹ tôi đấy” [5, tr.55]. Đối với người bạn khác thì đó là “con chó giống Akita đã chết vì ung thư thực quản vào mùa thu năm ngoái” [5, tr.55]. Còn đối với bạn làm nghề bán nhà đất thì “đấy là cô giáo dạy trường tiểu học ngày xưa” [5, tr.56]. Tâm điểm để khu phố nơi nhân vật “tôi”đang sống bàn tán là bà cô nghèo khó nằm trên lưng của anh ta. Bà cô nghèo khó ấy có mối quan hệ mật thiết đối với mọi người. Xa lạ với các mối quan hệ trong xã hội, nhân vật của Murakami muốn tìm kiếm cho mình những mối quan hệ khác tố đẹp hơn thông qua tưởng tượng.

Có lúc, cùng một con người ấy nhưng xuất hiện trong khoảnh khắc thời điểm khác nhau sẽ đưa đến những cách nhìn nhận khác nhau. Đó là người đàn ông băng được nhân vật “tôi” nhìn ở ba khung cảnh và thời điểm: Lần đầu, khi cô gặp người đàn ông băng trong một khách sạn thuộc khu trượt tuyết: “Đó có lẽ là nơi lý tưởng để gặp người đàn ông băng…Anh ta chắc hẳn được làm từ băng tuyết” [16, tr.33]. Và giữa hai người hầu như không có điểm chung: “Chúng tôi dường như không có bất cứ cái gì chung để nói với nhau” [16, tr.35]. Với cái nhìn ban đầu tưởng chừng như người đàn ông băng là người khó gần. Nhưng sau khi trở về thành phố, hai người đã bắt đầu hò hẹn. Người băng cô đơn như tảng băng trôi trong đêm tối: “Tôi biết quá khứ của mọi thứ khác. Nhưng tôi không có quá khứ. Tôi không biết nơi tôi sinh ra, hay cha mẹ tôi trông như thế nào. Tôi cũng không biết gì về tuổi tác của tôi. Tôi không biết mình có tuổi hay không” [16, tr.36]. Qua những lần hò hẹn và trò chuyện về mọi thứ trên đời, người băng và nhân vật “tôi” kết hôn dù gia đình không chấp thuận: “Chúng tôi cưới nhau. Không ai ban phúc cho đám cưới. Không bạn bè hay người thân vui mừng cho đám cưới của chúng tôi” [16, tr.37]. Sau khi kết hôn được một thời gian, hàng xóm mới bắt đầu nói chuyện với người băng. Lúc ngủ, người đàn ông băng không thở, như một xác chết. Trong một chuyến du lịch đi Nam Cực, người đàn ông băng đã thay đổi: “Anh học rất nhanh ngôn ngữ địa phương và nói chuyện với những người trong thành phố bằng giọng ầm ầm tuyết lở” [16, tr.41]. Người băng để nhân vật “tôi” tự chăm sóc mình, “chồng tôi đã phụ bạc tôi, để mặc tôi tự chăm sóc mình” [16, tr.42]. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, người băng sẽ còn có những ngạc nhiên giành cho nhân vật “tôi”. Hơi ấm đã từ bỏ cô mà đi. Giờ chỉ còn những giọt nước mắt biến thành đá.

Trong Chuyện trong nhà, chàng kĩ sư máy tính – vị hôn phu tương lai của người em gái, trong cái nhìn của người anh trai cũng có những thay đổi theo từng thời điểm. Lúc mới xem ảnh thì nhân vật “tôi” phản cảm với chàng kĩ sư ấy: “Nếu trên đời này có mẫu gương mặt mà tôi chỉ nhìn qua là có phản cảm, thì đấy là gương mặt đầu tiên. Thêm vào đấy, trông chàng này toát lên vẻ gì giống hệt như tên đàn anh mà tôi ghét nhất trong nhóm sinh hoạt hồi trung học” [7, tr.232]. Đối với người anh trai thì chàng trai đó là một người kì quặc mà anh chẳng ưa chút nào. Khi tiếp xúc với gia đình chàng kĩ sư ấy, anh lại phát hiện ra một cái lạ, “chỉ nhìn thoáng qua cũng biết dưới mái nhà này, cậu ta phải chịu phép ông bố rồi”[7, tr.236]. Nhưng khi nói chuyện với nhau, nhân vật “tôi” thấy chàng trai đó cũng là “người đàng hoàng” [7, tr.238], và rất có tài trong việc mày mò và sữa các thiết bị liên quan đến máy thu thanh…Đó là một cách nhìn nhận con người đa diện, nhiều chiều thông qua điểm nhìn của các cá thể khác nhau mà Haruki Murakami muốn diễn đạt. Nhờ đó nhân vật hiện lên một cách sinh động và chân thực.

Mặt khác, các sự việc cũng được nhìn ở các góc độ khác nhau, đối thoại, độc thoại, hay những trang nhật kí, bức thư…Có khi điểm nhìn được đặt ở khoảng thời gian xa đến gần, từ hiện tại quay về quá khứ một cách linh hoạt. Chẳng hạn trong Tái tập kích tiệm bánh mì, người chồng kể cho người vợ nghe về chuyện tập kích tiệm bánh mì. Diễn ra ngay mở đầu tác phẩm nhưng phải mất vài trang sau, ta mới thấy được khung cảnh của tiệm bánh mì và sự việc diễn ra trong đêm tập kích tiệm bánh mì: “Ông ấy bảo bọn anh là nếu ngồi yên mà nghe từ đầu đến cuối đĩa nhạc ấy xong thì bánh mì trong tiệm muốn lấy đi bao nhiêu cũng được…Thế là bọn anh nhét dao phay, dao nhỏ vào lại trong bao hàng hải, rồi ngồi lên ghế mà nghe cùng với ông chủ tiệm, các bản khai tấu khúc như Tannhauser và The Flying Dutchman” [7, tr.169].

Trong truyện ngắn của Haruki Murakami, điểm nhìn trần thuật cũng không cố định ở một nhân vật mà liên tục thay đổi từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba. Xen lẫn vào điểm nhìn của nhân vật là điểm nhìn của tác giả. Ranh giới giữa các điểm nhìn dường như bị xóa mờ, khó phân biệt đó là lời của ai. Các nhân vật đều có thể tự xưng “tôi” mà vẫn không lẫn vào nhau, hay ngược lại. Điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài đan xen xây dựng mạch truyện hấp dẫn và li kì.

Điểm nhìn thay đổi liên tục, đan xen, có lúc được kể từ lời trực tiếp sang lời gian tiếp của dòng chảy nội tâm, xóa nhòa ranh giới giữa các vai kể, khiến chúng nhập vào nhau với dòng nội tâm của nhân vật. “Bước xuống hết bậc xi măng thì vào một hành lang dài và thẳng tắp” [4, tr.156]. Sự miêu tả ban đầu điểm qua như của người trần thuật bên ngoài nhưng thực ra là lời kể của nhân vật “tôi”: “Tôi đã âm thầm bước đi như thế chừng 200 thước, hay 300 thước, mà cũng có thể là một cây số rồi” [4, tr.156]. Hoặc như trong truyện Ngang tàng ở

South Bay, lời mô tả ban đầu cũng làm cho người đọc hiểu nhầm là của tác giả,

nhưng thực chất lại không phải: “Cũng như các vùng đất khác ở Nam California, South Bay hầu như chẳng có mưa” [4, tr.168], mà đó là điểm nhìn của nhân vật “tôi”: “Dĩ nhiên tôi không đến thành phố South Bay này với mục đích du lịch” [4, tr.169].

Tuy nhiên, có một số truyện ngắn của Haruki Murakami, từ điểm nhìn ở ngôi thứ nhất chuyển sang điểm nhìn ngôi thứ ba: “Vào chiều tháng chín năm tôi lên mười tuổi, ngọn sóng đó suýt nữa kết liễu cuộc đời tôi” [16, tr.69]. Mở đầu tác phẩm là lời của nhân vật “tôi”, nhưng sau câu nói ấy là những lời bình luận và dẫn dắt câu chuyện của nhà văn. Nhà văn đứng bên ngoài, sự hiểu biết của nhà văn phụ thuộc vào điểm nhìn trần thuật của nhân vật: “Người thứ bảy bắt đầu câu chuyện bằng một giọng trầm lắng. Anh ta là người kể chuyện cuối cùng trong bóng tối hôm đó…” [16, tr.69]. Nhà văn chỉ quan sát, nhìn khách quan đối với sự việc mà nhân vật kể: “Katagiri trở về phòng thì thấy một con ếch khổng lồ đang đợi anh. Con ếch đứng thẳng trên hai chân sau, toàn thân còn cao hơn hai thước, vóc vạc to lớn. Với tâm thân gầy gò chỉ đến 1 thước 60, Katagiri choáng váng trước cái vóc dáng bề thế của con ếch” [6, tr.141]. Trong Sân bóng

chày, điểm nhìn của tác giả chỉ là miêu tả hành động của nhân vật, làm sinh

động sự việc đang xảy ra: “Thấm thoắt mà đã năm năm rồi, từ thuở tôi còn trọ bên cạnh sân bóng chày…Thế nhưng, tôi đã vào trọ ở đấy chẳng phải là để xem bóng chày đâu. Có lý do hoàn toàn khác đấy” [8, tr.258 – 259]. Tiếp đó là điểm nhìn của tác giả: “Người thanh niên ngưng câu chuyện, lấy từ trong túi áo vét ra điếu thuốc, châm lửa hút” [8, tr.259].

Các nhân vật chính trong truyện ngắn của Murakami họ kể về họ như đối tượng được mô tả đặc biệt. Bằng lối kể đồng hiện thời gian, chuỗi sự kiện, hình ảnh từ dòng tâm tư của các nhân vật, đối tượng mô tả đã nằm trong chủ thể mô tả: “Tôi hướng về phía anh Osawa, thử hỏi rằng đã có lúc nào anh gây gỗ mà

đánh người nào chưa. Anh Osawa nhíu mắt nhìn tôi, cứ như là đang nhìn vào ánh sáng chói lọi” [5, tr.224]. Từ việc tạo ra điểm nhìn ấy, người đọc cũng có thể lựa chọn điểm nhìn để khám phá câu chuyện. Họ có thể hóa thân vào nhân vật, sống cùng cuộc sống của nhân vật để tự cảm nhận thế giới bằng con mắt của nhân vật. Đồng thời họ đứng ngoài chứng kiến mọi câu chuyện xảy ra một cách tự nhiên và nắm bắt cuộc sống đa dạng và phức tạp.

Trong truyện ngắn của Y. Kawabata, nhân vật người dẫn truyện thường

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami (Trang 49 - 56)